
CÁC BẠN TẢI SÁCH SINH LÍ Y KHOA NỔI TIẾNG GUYTON VÀ CÁC PHẦN DỊCH CỦA MÌNH TẠI ĐÂY NHA: https://tailieuykhoamienphi.com/phan-tich-dien-tam-do-cua-cac-bat-thuong-tai-co-tim-va-luu-luong-vanh-phan-tich-vector/
Nếu điện thế tổng của chuyển đạo I dương, thì nó được đặt theo hướng dương dọc theo đường thể hiện cho chuyển đạo I. Nếu điện thế này âm, thì đặt theo hướng âm. Cũng như thế, đối với chuyển đạo III, điện thế tổng được đặt với gốc của nó ở điểm giao nhau và nếu dương thì đặt theo hướng dương dọc theo đường thể hiện chuyển đạo III. Nếu âm, nó được đặt theo hướng âm.
Để xác định vector điện thế tổng trung bình của phức hợp QRS tâm thất, thì phải vẽ đường vuông góc (đường nét đứt bên trong hình) từ tương ứng các đỉnh của chuyển đạo I và III. Điểm giao nhau của 2 đường vuông góc này biểu thị, theo phương pháp phân tích vector, đỉnh của vector QRS trung bình trong tâm thất và điểm giao nhau của chuyển đạo I và III biểu thị cho đầu âm của vector trung bình. Vì thế, vector QRS trung bình được vẽ giữa 2 điểm này. Điện thế trung bình tạo ra xấp xĩ bởi tâm thất trong suốt quá trình khử cực biểu thị bởi chiều dài của vector QRS trung bình này và trục điện thế trung bình biểu thị bởi hướng của vector trung bình. Vì thế, định hướng của trục điện thế trung bình của tâm thất bình thường được xác định như trong hình 12-11, là dương 59 độ.
CÁC TÌNH TRẠNG BẤT THƯỜNG CỦA TÂM THẤT GÂY RA SỰ LỆCH TRỤC
Mặc dù trục điện thế trung bình của tâm thất trung bình khoảng 59 độ, trục này có thể lệch trong một quả tim bình thường từ khoảng 20 độ đến 100 độ. Nguyên nhân của các thay đổi bình thường là chủ yếu do cấu trúc giải phẫu khác nhau của hệ thống Purkinje hoặc chính do cơ tim của các quả tim khác nhau. Tuy nhiên, một số các tình trạng bất thường của tim có thể gây ra sự lệch trục quá giới hạn bình thường như dưới đây.
– Sự thay đổi vị trí của tim trong lồng ngực:
Nếu tim bị gập góc sang trái, thì trục điện thế trung bình của tim cũng chuyển sang trái. Sự dịch chuyển như vậy xảy ra (1) ở cuối thì thở ra sâu, (2) khi một người nằm xuống, bởi vì các thành phần bên tron ổ bụng đẩy cơ hoành lên phía trên và (3) khá thường gặp ở những người béo phì, ở những người này bình thường cơ hoành đẩy lên trên vào tim mọi lúc do tăng mỡ tạng.
Tương tự, gập góc của tim sang bên phải làm trục điện thế trung bình của tâm thất lệch sang bên phải. Sự dịch chuyển này xảy ra (1) ở cuối thì hít vào sâu, (2) khi một người đứng dậy và (3) bình thường ở những người cao, gầy khi đó tim dường như bị treo xuống dưới.
– Phì đại một tâm thất:
Khi một tâm thất phì đại nhiều, thì trục của tim dịch chuyển về phía tâm thất bị phì đại vì 2 lí do. Thứ nhất, một lượng lớn cơ tồn tại bên tâm thất bị phì đại của tim nhiều hơn so với bên còn lại, cho phép sự tạo thành điện thế hoạt động lớn hơn phía bên đó. Thứ hai, nhiều thời gian cần cho sóng khử cực đi qua tâm thất phì đại hơn là qua tâm thất bình thường. Cuối cùng, tâm thất bình thường trở nên khử cực nhanh hơn đáng kể so với tâm thất bị phì đại và làm tạo ra một vector từ phía tâm thất bình thường hướng về phía tâm thất phì đại , thành phần mà vẫn còn tích điện dương mạnh. Vì thế, trục lệch về phía tâm thất phì đại.
– Phân tích vector của trục lệch trái do phì đại thất trái:
Hình 12-12 cho thấy 3 chuyển đạo lưỡng cực chi tiêu chuẩn của ECGs. Phân tích vector cho thấy trục lệch trái với trục điện thế trung bình chỉ về hướng – 15 độ. Đây là ECG điển hình gây ra bởi sự tăng lên khối cơ của thất trái. Trong trường hợp này, trục lệch gây ra bởi tăng huyết á (huyết áp máu động mạch cao), làm cho thất trái phì đại để nó có thể bơm máu chống lại sự tăng lên của áp lực động mạch hệ thống. Một hình ảnh tương tự của trục lệch trái xảy ra khi phì đại thất trái do hẹp van động mạch chủ, hở van động mạch chủ hoặc bất kì bệnh tim bẩm sinh mà thất trái to lên trong khi thất phải bình thường.
