CÁC BẠN TẢI SÁCH SINH LÍ Y KHOA NỔI TIẾNG GUYTON VÀ CÁC PHẦN DỊCH CỦA MÌNH TẠI ĐÂY NHA: https://tailieuykhoamienphi.com/phan-tich-dien-tam-do-cua-cac-bat-thuong-tai-co-tim-va-luu-luong-vanh-phan-tich-vector/

– Vector điện tâm đồ:

Như chú ý trước đó, vector của dòng điện qua tim thay đổi một cách nhanh chóng khi xung động lan qua cơ tim. Nó thay đổi thành 2 khía cạnh riêng biệt: Đầu tiên là vector tăng và giảm về chiều dài do tăng và giảm điện thế của vector. Thứ hai, vector thay đổi về hướng do sự thay đổi hướng trung bình của dòng điện bên trong tim. Vector điện tâm đồ phản ánh những sự thay đổi này ở các thời điểm khác nhau trong suốt chu kì tim, như trong hình 12-10.

Trên hình ảnh của vector điện tâm đồ trên hình 12-10, điểm 5 là điểm 0 tham chiếu và điểm này là đầu âm của tất cả các vector kế tiếp. Trong khi cơ tim phân cực giữa các nhịp đập, thì đầu dương của vector vẫn ở điểm 0 tham chiếu bởi vì không có vector điện thế. Tuy nhiên, ngay khi dòng điện bắt đầu đi qua tâm thất ở đầu quá trình khử cực thất, thì đầu dương của vector rời khỏi điểm 0 tham chiếu.

Khi vách bị khử cực trước tiên, thì vector mở xuống dưới về phía đỉnh tâm thất, nhưng nó tương đối nhỏ, vì thế tạo ra phần đầu của vector điện tâm đồ, được thể hiện bởi vector 1. Khi nhiều cơ tâm thất trở nên khử cực, thì vector trở nên càng ngày càng lớn, thường hơi lệch sang 1 bên. Vì thế, vector 2 của hình 12-10 biểu hiện trạng thái khử cực của tâm thất khoảng 0,02 giây sau vector 1. Sau khoảng 0,02 giây nữa, thì vector 3 biểu thị điện thế và vector 4 diễn ra sau 0,01 giây khác. Cuối cùng, tâm thất hoàn toàn khử cực và vector trở thành 0 một lần nữa, như ở điểm 5.

Hình ellip được tạo bởi đầu dương của các vector được gọi là vector điện tâm đồ của phức hợp QRS. Vector điện tâm đồ có thể được ghi lại bởi máy dao động bởi các điện cực kết nối trên bề mặt cơ thể từ cổ và bụng dưới đến các đĩa dọc của máy và các điện cực kết nối bề mặt ngực ở mỗi bên tim đến các đĩa ngang. Khi vector thay đổi, vệt sáng trên máy đo đi theo đường đi của đầu dương của các vector đang thay đổi, vì thế tạo nên vector điện tâm đồ trên màn hình máy đo.

TRỤC ĐIỆN THẾ TRUNG BÌNH CỦA PHỨC HỢP QRS TÂM THẤT VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA NÓ

Vector điện tâm đồ trong suốt quá trình khử cực tâm thất (vector điện tâm đồ của phức hợp QRS) được thể hiện trên hình 12-10 là của tim bình thường. Chú ý từ vector điện tâm đồ này là hướng nổi trội của các vector trong tâm thất trong suốt quá trình khử cực chủ yếu là hướng về phía đỉnh tim. Điều đó có nghĩa là trong hầu hết chu kì khử cực của tâm thất, thì hướng của điện thế (từ âm đến dương) là từ đáy tim đến đỉnh tim. Hướng ưu thế này của điện thế trong suốt quá trình khử cực được gọi là trục điện thế trung bình của tâm thất. Trục điện thế trung bình của tâm thất bình thường là 59 độ. Trong nhiều bệnh lí của tim, thì hướng này thay đổi đáng kể, đôi khi thậm chí đối cực của tim.

XÁC ĐỊNH TRỤC ĐIỆN THẾ TỪ ĐIỆN TÂM ĐỒ CỦA CÁC CHUYỂN ĐẠO TIÊU CHUẨN

Về mặt lâm sàng, trục điện thế của tim thường được ghi lại từ các ECG của các chuyển đạo lưỡng cực chi hơn là từ vector điện tâm đồ. Hình 12-11 cho thấy phương pháp thực hiện sự ghi lại trục này. Sau khi ghi lại các chuyển đạo tiêu chuẩn, thì cần xác định tổng điện thế và phân cực của các chuyển đạo I và III đã ghi lại. Trong chuyển đạo I trên hình 12-11, thì được ghi lại là dương và trong chuyển đạo III, thì ghi lại chủ yếu dương nhưng âm trong một phần chu kì. Nếu bất kì phần nào được ghi lại là âm, thì điện thế âm này được trừ bởi phần dương của điện thế để xác định tổng điện thế cho chuyển đạo đó, như thể hiện bởi mũi tên phía bên phải của phức hợp QRS đối với chuyển đạo III. Sau đó mỗi điện thế tổng cho mỗi chuyển đạo I và III được đặt lên trục của các chuyển đạo tương ứng, với gốc của điện thế ở điểm giao nhau giữa các trục như trong hình 12-11.