CÁC BẠN TẢI SÁCH SINH LÍ Y KHOA NỔI TIẾNG GUYTON VÀ CÁC PHẦN DỊCH CỦA MÌNH TẠI ĐÂY NHA: https://tailieuykhoamienphi.com/phan-tich-dien-tam-do-cua-cac-bat-thuong-tai-co-tim-va-luu-luong-vanh-phan-tich-vector/

Trong hình 12-7A, thì cơ tâm thất vừa bắt đầu khử cực, xuất hiện vào thời điểm khoảng 0,01 giây sau khi bắt đầu sóng khử cực. Vào thời điểm này, vector ngắn bởi vì chỉ một phần nhỏ tâm thất – vách – là được khử cực. Vì thế, tất cả mọi điện thế trên ECG đều thấp, như ghi lại phía bên phải của mỗi tâm thất đối với mỗi chuyển đạo. Điện thế trong chuyển đạo II thì lớn hơn điện thế trong chuyển đạo I và III bởi vì vector của tim mở chủ yếu về phía cùng hướng với trục của chuyển đạo II.

Trong hình 12-7B, là thời điểm xuất hiện khoảng 0,02 giây sau khi khởi phát sings khử cực, vector của tim thì dài bởi vì nhiều cơ tâm thất bị khử cực. Vì thế, điện thế trong tất cả các chuyển đạo của ECG tăng lên.

Trong hình 12-7C, là thời điểm xuất hiện khoảng 0,035 giây sau khi khởi phát sóng khử cực, vector của tim trở nên ngắn hơn và điện thế ghi lại được trên điện tâm đồ thì thấp hơn bởi vì bên ngoài đỉnh tim bây giờ tích điện âm, làm trung hòa nhiều tính dương trên mặt thượng tâm mạc của tim. Trục của vector cũng bắt đầu chuyển sang phía bên trái của ngực bởi vì thất trái hơi khử cực chậm hơn so với thất phải. Vì thế, tỉ số của điện thế trong chuyển đạo I so với chuyển đạo III thì đang tăng lên.

Trong hình 12-7D, khoảng 0,05 giây sau khi khởi phát sự khử cực, thì vector của tim chỉ về phía đáy tâm thất và khoảng thời gian này ngắn bởi vì chỉ một phần nhỏ của cơ tâm thất vẫn còn phân cực mang điện tích dương. Bởi vì hướng của vector trong thời điểm này, nên điện thế ghi lại được trong chuyển đạo II và III thì đều âm – nghĩa là nằm bên dưới đường thẳng – ngược lại điện thế của chuyển đạo I thì vẫn dương.

Trong hình 12-7E, khoảng 0,06 giây sau khi khởi phát sự khử cực, thì toàn bộ khối cơ tâm thất được khử cực vì thế không có dòng điện đi quanh tim và không có điện thế được tạo ra. Vector trở thành 0 và điện thế trong tất cả các chuyển đạo cũng về 0.

Cuối cùng, phức hợp QRS được hoàn thiện trong 3 chuyển đạo lưỡng cực chi tiêu chuẩn.

Đôi khi phức hợp QRS có hơi đi xuống phía âm ở phần đầu trong 1 hoặc nhiều hơn trong các chuyển đạo, điều không được thể hiện trên Hình 12-7; sự đi xuống này là sóng Q. Khi nó xuất hiện, nó được tạo ra bởi sự khử cực ban đầu phía bên trái của vách trước khi so với bên phải, điều này sẽ tạo ra một vector nhỏ từ bên trái sang bên phải trong khoảng một phần giây trước khi vector hướng từ đỉnh đến đáy như thông thường xảy ra. Sóng chủ yếu đi lên hướng dương như trong hình 12-7 là sóng R và sóng âm cuối cùng là sóng S.