
CÁC BẠN TẢI SÁCH SINH LÍ Y KHOA NỔI TIẾNG GUYTON VÀ CÁC PHẦN DỊCH CỦA MÌNH TẠI ĐÂY NHA: https://tailieuykhoamienphi.com/phan-tich-dien-tam-do-cua-cac-bat-thuong-tai-co-tim-va-luu-luong-vanh-phan-tich-vector/
TÁC ĐỘNG CỦA SỰ DẪN TRUYỀN CHẬM SÓNG KHỬ CỰC TRÊN CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA SÓNG T
Chú ý đến hình 12-14, chú ý rằng phức hợp QRS kéo dài đáng kể. Nguyên nhân của sự kéo dài này là do sự trì hoãn dẫn truyền trong thất trái do block bó nhánh trái. Sự chậm trễ trong dẫn truyền này lam cho tâm thất trái trở nên khử cực khoảng 0,08 giây sau khử cực thất phải, điều mà làm xuất hiện một vector QRS trung bình lớn hướng sang trái. Tuy nhiên, thời kì trơ của thất phải và thất trái không khác biệt nhau quá nhiều. Vì thế, thất phải bắt đầu tái cực khoảng thời gian dài trước khi thất trái khử cực, làm xuất hiện tính dương mạnh bên thất phải và âm bên thất trái vào thời điểm sóng T đang hình thành. Nói cách khác, là ngược lại với trục điện thế trung bình của phức hợp QRS trên cùng một ECG. Vì thế, khi sự dẫn truyền sóng khử cực qua các tâm thất chậm trễ nhiều, thì sóng T hầu như luôn luôn đối cực với phức hợp QRS.

SỰ KHỬ CỰC NGẮN ĐI Ở CÁC PHẦN CỦA TÂM THẤT CÓ THỂ GÂY RA CÁC BẤT THƯỜNG CỦA SÓNG T
Nếu đáy của tâm thất phải thực hiện một thời kì khử cực ngắn bất thường – sự ngắn đi của điện thế hoạt động – thì sự tái cực của tâm thất sẽ không bắt đầu ở đỉnh đỉnh như bình thường. Mà thay vào đó, đáy tâm thất sẽ tái cực hướng về phía đỉnh và vector tái cực sẽ hướng từ phía đỉnh tim về phía đáy tim, ngược lại so với vector khử cực tiêu chuẩn. Cuối cùng thì sóng T trên 3 chuyển đạo tiêu chuẩn sẽ âm hơn là dương như bình thường. Vì thế, chỉ sự kiện đơn giản là đáy thất có thời kì khử cực ngắn đã đủ làm xuất hiện sự thay đổi đáng kể trong sóng T, thậm chí mạnh tới mức làm thay đổi toàn bộ sự phân cực của sóng T, như trong hình 12-23.

Thiếu máu nhẹ là nguyên nhân thường gặp nhất của làm ngắn thời gian khử cực của cơ tim bởi vì tình trạng này làm tăng dòng ion qua kênh kali. Khi thiếu máu xảy ra chỉ ở một vùng của tim, thì thời kì khử cực của vùng này giảm so với những vùng khác. Cuối cùng, những sự thay đổi trên sóng T có thể xảy ra. Thiếu máu có thể do tắc mạch vành mạn tính tiến tiến triển, tắc mạch vành cấp hay thiểu năng vành tương đối xảy ra lúc gắng sức.
Một phương pháp để phát hiện ra thiểu năng vành nhẹ là bệnh nhân phải gắng sức và ghi lại ECG, chú ý bất cứ sự thay đổi nào ở sóng T. Các sự thay đổi trong sóng T không cần phải đặc hiệu bởi vì bất cứ sự thay đổi nào trên sóng T ở bất kì chuyển đạo nào – như đảo ngược hay sóng T 2 pha – thì thường là bằng chứng đủ để cho thấy một vài vùng cơ tâm thất có thời kì khử cực khác so với phần còn lại của tim, gây ra bởi sự thiểu năng mạch vành nhẹ đến trung bình.
– Ảnh hưởng của digitalis lên sóng T:
Như nói ở chương 22, thì digitalis là một thuốc có thể được dùng trong suốt thời kì thiểu năng mạch vành để tăng sức co bóp cơ tim. Tuy nhiên, khi quá liều digitalis, thì thời gian khử cực ở một phần tâm thất có thể tăng vượt hơn so với những phần khác. Kết quả là, các thay đổi không đặc hiệu, như sóng T đảo ngược hay sóng T 2 pha, có thể xảy ra ở một hoặc nhiều hơn các chuyển đạo trên ECG. Một sóng T 2 pha gây ra bởi quá liều digitalis được thể hiện trong Hình 12-24. Vì thế, các sự thay đổi trong sóng T trong suốt thời kì dùng digitalis thường là dấu hiệu sớm nhất của ngộ độc digitalis.
