
CÁC BẠN TẢI SÁCH SINH LÍ Y KHOA NỔI TIẾNG GUYTON VÀ CÁC PHẦN DỊCH CỦA MÌNH TẠI ĐÂY NHA: https://tailieuykhoamienphi.com/phan-tich-dien-tam-do-cua-cac-bat-thuong-tai-co-tim-va-luu-luong-vanh-phan-tich-vector/
– Nhồi máu cấp thành trước:
Hình 12-19 cho thấy ECG ở 3 chuyển đạo lưỡng cực chi và một chuyển đạo ngực (chuyển đạo V2) ghi lại được từ một bệnh nhân nhồi máu cấp thành trước tim. Đặc điểm chẩn đoán quan trọng nhất của ECG này là dòng điện tổn thương mạnh ở chuyển đạo ngực V2. Nếu vẽ một đường điện thế 0 nằm ngang qua điểm J của ECG này, thì một điện thế chấn thương âm mạnh tồn tại suốt khoảng T-P được nhìn thấy, điều này có nghĩa là điện cực ở ngực qua phía trước của tim nằm trong một vùng có điện thế âm mạnh. Nói cách khác, cực âm của vector điện thế tổn thương ở quả tim này nằm đối diện với thành ngực trước. Điều này có nghĩa là dòng điện tổn thương bắt nguồn từ thành trước tâm thất, điều kiện để chẩn đoán tình trạng này là nhồi máu thành trước.

Khi phân tích điện thế tổn thương ở các chuyển đạo I và III, một khi tìm thấy điện thế âm ở chuyển đạo I và một điện thế dương ở chuyển đạo III. Điều này có nghĩa là vector tổng của dòng điện tổn thương tại tim là khoảng 150 độ, với cực âm về phía thất trái và cực dương về phía thất phải. Vì thế, trong ECG này, dòng điện tổn thương đến chủ yếu từ thất trái. Vì thế, một điều có thể được kết luận là nhồi máu thành trước này hầu như chắc chắn được gây ra bởi huyết khối của nhánh trước xuống của động mạch vành trái.
– Nhồi máu thành sau:
Hình 12-20 cho thấy 3 chuyển đạo lưỡng cực chi và 1 chuyển đạo ngực (chuyển đạo V2) từ một bệnh nhân có nhồi máu thành sau. Đặc điểm chẩn đoán chủ yếu của ECG này cũng là ở chuyển đạo ngực. Nếu đường điện thế 0 tham chiếu được vẽ qua điểm J của chuyển đạo này, thì nó hoàn toàn rõ ràng rằng là trong suốt khoảng T-P, thì điện thế của dòng điện tổn thương là dương. Điều này có nghĩa là cực dương của vector hướng phía thành ngực trước và cực âm của (cực tổn thương của vector) chỉ ra xa lồng ngực. Nói cách khác, dòng điện tổn thương đến từ phía sau của tim đối diện thành ngực trước, nguyên nhân làm cho loại ECG này là nền tảng để chẩn đoán nhồi máu thành sau.

Nếu một người phân tích dòng điện tổn thương từ chuyển đạo II và III của hình 12-20, thì rõ ràng rằng là dòng điện tổn thương âm ở cả hai chuyển đạo. Nhờ phân tích vector, như trong hình, có thể thấy một điều rằng vector tổng của điện thế tổn thương khoảng -95 độ, với cực âm hướng xuống dưới và cực dương hướng lên trên. Vì thế, bởi vì nhồi máu, như chỉ ra bởi chuyển đạo ngực, nằm trên thành sau của tim và, như được chỉ ra bởi điện thế tổn thương trong chuyển đạo II và III, nằm ở phần đỉnh của tim, một điều nên nghi ngờ đó là nhồi máu này nằm gần đỉnh trên thành sau của thất trái.
– Nhồi máu những vùng khác ở tim:
Nhờ dùng cùng một cách đã thể hiện ở các phần trước đó của nhồi máu thành trước và thành sau, thì có thể xác định được vị trí của bất cứ khu vực nhồi máu nào làm xuất hiện dòng điện tổn thương, bất kể phần nào của tim liên quan. Trong việc đưa ra những phân tích vector như thế, nên nhớ rằng cực dương của vector điện thế tổn thương chỉ về phía cơ tim bình thường và cực âm chỉ về phía phần tổn thương của tim mà làm xuất hiện điện thế tổn thương.
– Hồi phục từ huyết khối vành cấp:

Hình 12-21 cho thấy một chuyển đạo ngực V3 từ một bệnh nhân có nhồi máu cấp thành sau, cho thấy các sự thay đổi từ ngày xuất hiện cơn đau cho đến 1 tuần sau, 3 tuần sau và cuối cùng là 1 năm sau. Từ ECG này, một điều chúng ta có thể thấy là điện thế tổn thương mạnh ngay sau khi xuất hiện cơn đau cấp tính (thành phần T-P dịch chuyển dương hơn so với thành phần S-T). Tuy nhiên, sau khoảng 1 tuần, điện thế chấn thương giảm đáng kể và sau 3 tuần, nó biến mất. Sau đó, ECG không thay đổi đáng kể trong suốt năm tiếp theo. Đây là dấu hiệu hồi phục thông thường sau nhồi máu cơ tim cấp mức độ trung bình, cho thấy rằng, một lưu lượng máu vành nhờ tuần hoàn bàng hệ mới đã phát triển đủ để tái thiết lập một dinh dưỡng thích hợp cho hầu hết vùng nhồi máu. Ở một vài bệnh nhân trải qua nhồi máu cơ tim, thì vùng nhồi máu không bao giờ tái phát triển đầy đủ lại cấp máu của mạch vành. Thường thì một ít cơ tim chết, nhưng nếu cơ tim không chết, thì nó sẽ tiếp tục cho thấy một điện thế tổn thương khi thiếu máu còn tồn tại, đặc biệt khi gắng sức, lúc mà tim bị quá tải.