
CÁC BẠN TẢI SÁCH SINH LÍ Y KHOA NỔI TIẾNG GUYTON VÀ CÁC PHẦN DỊCH CỦA MÌNH TẠI ĐÂY NHA: https://tailieuykhoamienphi.com/phan-tich-dien-tam-do-cua-cac-bat-thuong-tai-co-tim-va-luu-luong-vanh-phan-tich-vector/
TÁC DỤNG CỦA ĐIỂM J TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH TRỤC CỦA ĐIỆN THẾ TỔN THƯƠNG
Hình 12-18 cho thấy các ECG (chuyển đạo I và III) từ một tim bị tổn thương. Cả hai chuyển đạo đều cho thấy điện thế tổn thương. Nói cách khác, điểm J của mỗi trong 2 ECG này thì không trên cùng đường thẳng với thành phần T-P. Trong hình, một đường ngang được vẽ qua điểm J để biểu thị mức điện thế 0 ở mỗi chuyển đạo ghi lại. Điện thế tổn thương ở mỗi chuyển đạo là sự chênh lệch giữa điện thế của ECG ngay trước khi khởi đầu sóng P và mức điện thế 0 được xác định từ điểm J. Trong chuyển đạo I, thì điện thế ghi lại được của điện thế tổn thương nằm bên trên mức điện thế 0 và vì thế nên nó dương. Trong chuyển đạo III, điện thế tổn thương nằm bên dưới mức điện thế 0 và vì thế nên nó âm.

Ở dưới cùng hình 12-18, các điện thế tổn thương tương ứng trong các chuyển đạo I và III được dùng dựa trên sự phối hợp của những vector này và vector tổng của điện thế chấn thương đối với toàn bộ khối cơ tâm thất được xác định bởi phân tích vector như mô tả. Trong trường hợp này, vector tổng này mở từ bên phải của tâm thất về phía bên trái và hơi lên trên, với một trục khoảng -30 độ. Nếu đặt vector đối với điện thế tổn thương này trực tiếp qua tâm thất, thì cực âm của vector chỉ về phía phân cực vĩnh viễn, là vùng chấn thương của tâm thất. Trong ví dụ trên hình 12-18, khu vực chấn thương có thể ở thành ngoài của thất phải.
Sự phân tích này rõ ràng là phức tạp. Tuy nhiên, nó cần thiết để cho sinh viên ôn tập lại nó nhiều lần cho đến khi hiểu được thông suốt. Không có bất kì khía cạnh nào của phân tích quá trình ghi lại điện tâm đồ quan trọng hơn nó.
THIẾU MÁU VÀNH NHƯ MỘT NGUYÊN NHÂN GÂY RA DÒNG ĐIỆN TỔN THƯƠNG
Lưu lượng máu không đầy đủ đến cơ tim làm giảm quá trình chuyển hóa của cơ vì 3 nguyên nhân: (1) thiếu oxy, (2) tích tụ quá nhiều carbon dioxide và (3) thiếu đi sự cung cấp dinh dưỡng của thức ăn đầy đủ. Cuối cùng, sự tái cực của màng cơ không thể xảy ra ở các vùng thiếu máu cơ tim nặng. Thường thường thì cơ tim không chết bởi lưu lượng máu đủ để duy trì sự sống của cơ mặc dù nó không đủ để tạo ra sự tái cực bình thường của màng. Ngay khi tình trạng này xuất hiện, một điện thế tổn thương liên tục chạy qua tim trong suốt giai đoạn tâm trương (khoảng T-P) của mỗi chu kì tim.
Khi thiếu máu nghiêm trọng cơ tim xảy ra sau khi có tắc nghẽn mạch vành và một dòng điện tổn thương lớn từ vùng nhồi máu của tâm thất trong suốt khoảng T-P giữa các nhịp đập của tim, như trong hình 12-19 và 12-20. Vì thế, một trong những đặc điểm chẩn đoán quan trọng nhất của ECG ghi lại được sau khi có huyết khối vành cấp tính là dòng điện tổn thương.

