CÁC BẠN TẢI SÁCH SINH LÍ Y KHOA NỔI TIẾNG GUYTON VÀ CÁC PHẦN DỊCH CỦA MÌNH TẠI ĐÂY NHA: https://tailieuykhoamienphi.com/phan-tich-dien-tam-do-cua-cac-bat-thuong-tai-co-tim-va-luu-luong-vanh-phan-tich-vector/

Khi tim trải qua quá trình khử cực bình thường của nó, vách bị khử cực đầu tiên; sau đó sự khử cực lan xuống đỉnh và ngược lại đến đáy tâm thất. Phần cuối cùng của tâm thất trở nên khử cực toàn bộ là đáy thất phải, bởi vì đáy thất trái đã khử cực rồi và mãi mãi khử cực như thế. Nhờ phân tích vector, nên các giai đoạn kế tiếp của ECG tạo ra bởi sóng khử cực đi qua tâm thất có thể cấu trúc lại về sơ đồ như được thể hiện trong phần dưới của hình 12-17.

Khi tim trở nên khử cực toàn bộ, ở cuối quá trình khử cực (như được thể hiện bởi giai đoạn áp cuối trên hình 12-17), toàn bộ cơ tâm thất ở ttrong trạng thái điện tích âm. Vì thế, ở trong trường hợp này, không có dòng điện đi qua tâm thất đến các điện cực của máy ghi điện tim bởi vì bây giờ cả cơ tim chấn thương và cơ tim có thể co bóp tất cả đều đã khử cực.

Tiếp theo, khi sự tái cực diễn ra, toàn bộ tim cuối cùng tái cực, trừ khu vực khử cực vĩnh viễn ở đáy tâm thất trái bị chấn thương. Vì thế, sự tái cực làm xuất hiện trở lại dòng điện chấn thương ở mỗi chuyển đạo, như bên phải ngoài cùng trong hình 12-17.

“ĐIỂM J” LÀ ĐIỆN THẾ 0 THAM CHIẾU ĐỂ PHÂN TÍCH DÒNG ĐIỆN TỔN THƯƠNG

Một điều có thể suy nghĩ đến là máy ghi ECG có thể xác định được điện thế này khi không có dòng điện đi quanh tim. Tuy nhiên, có nhiều dòng điện tồn tại trong cơ thể, như dòng điện từ “điện thế da” và từ sự chênh lệch nồng độ ion ở các dịch khác nhau của cơ thể. Vì thế, khi 2 điện cực được kết nối giữa 2 cánh tay hoặc giữa một cánh tay và một chân, thì những dòng điện này làm cho chũng ta không thể xác định chính xác mức điện thế 0 tham chiếu trên ECG.

Vì những nguyên nhân này, nên phương pháp sau phải được dùng để xác định mức điện thế 0: Đầu tiên, một điều cần được chú ý là điểm chính xác mà sóng khử cực ngay khi hoàn thành đường đi của nó qua tim, điều mà xảy ra ở cuối phức hợp QRS. Ở chính xác điểm này, tất cả các phần của tâm thất trở nên khử cực, bao gồm cả phần tổn thương và phần bình thường, vì thế không có dòng điện đang chạy xung quanh tim. Thậm chí dòng điện tổn thương cũng biến mất ở điểm này. Vì thế, điện thế của máy ghi điện tim ở trong trường hợp này là ở điện thế 0. Điểm này được gọi là “điểm J” trên ECG, như trong hình 12-18.

Sau đó, để phân tích trục điện thế của điện thế tổn thương gây ra bởi dòng điện tổn thương, thì một đường ngang được vẽ trong ECG đối với mỗi chuyển đạo ở mức điểm J. Đường ngang này sau đó là mức điện thế 0 trên ECG mà từ đó tất cả các điện thế gây ra bởi dòng điện chấn thương phải được đo.