CÁC BẠN TẢI SÁCH SINH LÍ Y KHOA NỔI TIẾNG GUYTON VÀ CÁC PHẦN DỊCH CỦA MÌNH TẠI ĐÂY NHA: https://tailieuykhoamienphi.com/phan-tich-dien-tam-do-cua-cac-bat-thuong-tai-co-tim-va-luu-luong-vanh-phan-tich-vector/

HÌNH DẠNG BẤT THƯỜNG VÀ SỰ KÉO DÀI CỦA PHỨC HỢP QRS

PHÌ ĐẠI HOẶC GIÃN Ở TIM LÀM KÉO DÀI PHỨC HỢP QRS

Phức hợp QRS xuất hiện khi sự khử cực vẫn tiếp tục lan truyền qua các tâm thất – là lúc có phần tâm thất khử cực và phần tâm thất vẫn phân cực. Vì thế, sự kéo dài quá trình dẫn truyền của xung động qua tâm thất thường xảy ra khi một hoặc cả hai tâm thất phì đại hoặc giãn, làm cho đường đi của xung động dài hơn. Phức hợp QRS bình thường kéo dài 0,06 đến 0,08 giây, ngược lại trong phì đại và giãn thất phải hoặc thất trái thì phức hợp QRS có thể kéo dài từ 0,09 đến 0,12 giây.

BLOCK HỆ THỐNG PURKINJE LÀM KÉO DÀI PHỨC HỢP QRS

Khi các sợi Purkinje bị block, thì xung động của tim phải được dẫn truyền bởi co tâm thất thay vì hệ thống Purkinje. Hoạt động này làm cho tốc độ dẫn truyền xung động còn khoảng 1/3 so với bình thường. Vì thế, nếu block hoàn toàn một trong các bó nhánh, thì thời gian của phức hợp QRS thường tăng đến 0,14 giây hoặc hơn.

Nhìn chung, một phức hợp QRS được xe là dài bất thường khi nó kéo dài trên 0,09 giây; khi nó kéo dài trên 0,12 giây, thì sự kéo dài hầu như chắc chắn được gây ra bởi một block bệnh lí ở đâu đó trong hệ thống dẫn truyền của tâm thất, như được thể hiện bởi các ECG của block bó nhánh trong hình 12-14 và 12-15.

CÁC TÌNH TRẠNG GÂY RA HÌNH DẠNG BẤT THƯỜNG CỦA PHỨC HỢP QRS

Các hình dạng bất thường của QRS thường được gây ra nhất bởi 2 tình trạng: (1) sự phá hủy của cơ tim ở các vùng khác nhau trên toàn bộ hệ thống tâm thất, cùng với sự thay thế cơ này bởi mô sẹo và (2) nhiều block cục bộ nhỏ trong quá trình dẫn truyền ở nhiều điểm trên hệ thống Purkinje. Kết quả là, các xung động dẫn truyền trở nên bất thường, tạo ra sự chuyển đổi nhanh về điện thế và lệch trục. Tính bất thường này thường tạo ra 2 hoặc thậm chí 3 đỉnh trong một vài chuyển đạo của ECG, như trong hình 12-14.

DÒNG ĐIỆN TỔN THƯƠNG

Nhiều bất thường của tim khác nhau, đặc biệt là những tổn thương đối với cơ tim, thường gây ra một phần của tim luôn bị khử cực mọi lúc một phần hoặc toàn bộ.

Khi tình trạng này xảy ra, thì dòng điện đi giữa các vùng khử cực bệnh lí và phân cực bình thường, thậm chí giữa các nhịp đập của tim. Tình trạng này được gọi là dòng điện tổn thương. Chú ý đặc biệt là phần tổn thương của tim mang điện tích âm, bởi vì phần này bị khử cực và giải phóng ra điện tích âm vào dịch xung quanh, ngược lại phần còn lại của tim thì trung tính hoặc phân cực dương.

Một vài bất thường có thể gây ra dòng điện tổn thương là (1) chấn thương cơ học, điều này đôi khi làm cho các màng vẫn rất thấm đến nỗi mà sự tái cực không thể xảy ra; (2) quá trình nhiễm khuẩn gây phá hủy màng tế bào và (3) thiếu máu cục bộ các vùng cơ tim do tắc nghẽn mạch vành cục bộ, là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra dòng điện tổn thương trong tim. Trong suốt quá trình thiếu máu, không đủ dinh dưỡng từ lưu lượng máu vành cung cấp đến cơ tim để duy trì sự khử cực bình thường của màng.

ẢNH HƯỞNG CỦA DÒNG ĐIỆN TỔN THƯƠNG LÊN PHỨC HỢP QRS

Trong hình 12-17, một vùng nhỏ ở đáy thất trái bị nhồi máu mới (có sự mất đi cấp máu của mạch vành). Vì thế, trong suốt khoảng T-P – đó là khi cơ thất bình thường hoàn toàn phân cực – dòng điện âm bất thường vẫn đi từ vùng nhồi máu ở đáy thất trái về phía phần còn lại của thất trái.

Vector của dòng điện tổn thương này, như trong tim đầu tiên của hình 12-17, hướng khoảng 125 độ, với gốc vector, là cực âm về phía cơ tổn thương. Như trong phần dưới của hình, thậm chí trước khi phức hợp QRS bắt đầu, thì vector này tạo ra một sự ghi lại trên chuyển đạo I bên dưới đường điện thế 0, bởi vì vector chiếu của dòng điện tổn thương trong chuyển đạo I chỉ về phía cực âm của trục chuyển đạo I. Trong chuyển đạo II, sự ghi lại là phía trên đường điện thế 0 bởi vì vector chiếu chỉ nhiều hơn về phía dương của chuyển đạo. Trong chuyển đạo III, thì vector chiếu chỉ cùng hướng với cực dương của chuyển đạo III nên ghi lại cũng là dương. Hơn thế nữa, bởi vì vector nằm hầu như chính xác theo hướng của trục chuyển đạo III, nên điện thế của dòng điện tổn thương trong chuyển đạo III thì lớn hơn nhiều so với cả chuyển đạo I hoặc II.