CÁC BẠN TẢI SÁCH SINH LÍ Y KHOA NỔI TIẾNG GUYTON VÀ CÁC PHẦN DỊCH CỦA MÌNH TẠI ĐÂY NHA: https://tailieuykhoamienphi.com/phan-tich-dien-tam-do-cua-cac-bat-thuong-tai-co-tim-va-luu-luong-vanh-phan-tich-vector/

TRỤC ĐỐI VỚI MỖI CHUYỂN ĐẠO LƯỠNG CỰC CHI VÀ MỖI CHUYỂN ĐẠO ĐƠN CỰC CHI

Trong chương 11, thì 3 chuyển đạo lưỡng cực tiêu chuẩn và 3 chuyển đạo đơn cực tiêu chuẩn đã được mô tả. Mỗi chuyển đạo thực sự là một cặp điện cực kết nối với cơ thể ở các diện đối nhau của tim và hướng từ cực âm đến cực dương được gọi là trục của chuyển đạo. Chuyển đạo I được ghi lại từ 2 điện cực đặt tương ứng trên 2 tay. Bởi vì các điện cực nằm chính xác theo phương ngang, với cực dương bên trái, nên trục của chuyển đạo I là 0 độ.

Trong ghi lại chuyển đạo II, các điện cực được đặt trên tay phải và chân trái. Tay phải kết nối với thân mình ở góc trên phía bên tay phải và chân trái nối với thân mình ở góc dưới phía bên tay trái. Chính vì vậy mà hướng của chuyển đạo này là khoảng +60 độ.

Phần tích tương tự như vậy, có thể thấy rằng chuyển đạo III có trục khoảng +120 độ; chuyển đạo aVR là +210 độ; aVF là +90 độ; và aVL là -30 độ. Các hướng của các trục thuộc tất cả các chuyển đạo này được thể hiện trong hình 12-3, được gọi là hệ thống tham chiếu lục giác (hexagonal reference system). Tính phân cực của các cực được thể hiện bởi các dấu cộng và trừ trong hình. Bạn đọc phải học được những trục này và phân cực của chúng, đặc biệt là đối với các chuyển đạo lưỡng cực chi I, II và III để hiểu được phần còn lại của chương này.

PHẦN TÍCH VECTOR ĐIỆN THẾ ĐƯỢC GHI LẠI TRONG CÁC CHUYỂN ĐẠO KHÁC NHAU

Hình 12-4 cho thấy một quả tim đã khử cực một phần, với vector A biểu thị cho hướng trung bình tức thời của dòng điện trong tâm thất. Trong trường hợp này, hướng của vector là +55 độ và điện thế, biểu thị bởi chiều dài vector A, là 2 mV. Trong sơ đồ bên dưới tim, thì vector A được biểu diễn lại một lần nữa và một đường được vẽ ra để biểu thị cho trục của chuyển đạo I theo hướng 0 độ. Để xác định điện thế của vector A là bao nhiêu khi được ghi lại trên chuyển đạo I, thì một đường vuông góc với chuyển đạo I được vẽ từ đỉnh của vector A xuống trục của chuyển đạo I và được gọi là vector chiếu (B) được vẽ dọc theo trục của chuyển đạo I. Mũi tên của vector chiếu này chỉ về phía đầu dương của trục chuyển đạo I, có nghĩa là chuyển đạo I ngay lúc này được ghi trên ECG là dương. Điện thế được ghi lại tức thời này sẽ bằng với chiều dài của B chia cho chiều dài của A rồi nhân 2 mV hay khoảng 1 mV.

Hình 12-5 cho thấy một ví dụ khác của phân tích vector. Trong ví dụ này, vector A biểu thị cho điện thế và trục của nó tại một thời điểm mà đang xảy ra khử cực thất trong đó phía bên tim trái khử cực nhanh hơn nhiều so với bên phải. Trong trường hợp này, vector tức thời có hướng khoảng 100 độ, và điện thế của nó là khoảng 2 mV. Để xác định điện thế thực sự ghi lại được trong chuyển đạo I, thì chúng ta vẽ một đường vuông góc từ đỉnh vector A đến trục của chuyển đạo I và tìm ra vector B. Vector B rất ngắn và thời điểm này thì nó đang hướng phía âm, cho thấy rằng trong thời điểm nhất định này, thì sự ghi lại trên chuyển đạo I này sẽ âm (bên dưới đường 0 trên ECG) và điện thế được ghi lại sẽ nhỏ, khoảng -0,3 mV. Hình này cho thấy rằng khi vector trong tim đang ở trong một hướng mà hầu như vuông góc với trục của chuyển đạo, thì điện thế ghi lại trên điện tâm đồ của chuyển đạo này sẽ rất thấp. Tóm lại, khi vector cả tim hầu như chính xác trùng với trục của chuyển đạo thì về cơ bản toàn bộ điện thế của vector sẽ được ghi lại.