CÁC BẠN TẢI SÁCH SINH LÍ Y KHOA NỔI TIẾNG CÙNG VỚI PHẦN DỊCH CỦA MÌNH TẠI ĐÂY NHA: https://tailieuykhoamienphi.com/dien-tam-do-binh-thuong/
DÒNG ĐIỆN TRONG LỒNG NGỰC QUANH TIM
Hình 11-5 cho thất cơ tâm thất nằm bên trong lồng ngực, Thậm chí phổi, mặc dù chứa nhiều khí, nhưng vẫn dẫn điện với mức độ đáng kinh ngạc và dịch trong những mô xung quanh tim dẫn điện thậm còn dễ dàng hơn nhiều. Vì thế, tim thực sự nằm trong 1 môi trường có tính dẫn điện. Khi một phần của tâm thất khử cực và vì thế trở nên mang điện âm so với phần còn lại, nên dòng điện đi từ vùng khử cực đến vùng phân cực dưới những chặng vòng quanh như trong hình.

Nhớ lại từ chương 11 về hệ thống Purkinje là xung động của tim đầu tiên đến tâm thất trong vách và rất nhanh sau đó lan đến mặt trong của phần còn lại của tâm thất, thể hiện bởi khu vực đỏ và mang dấu “-” trong hình 11-5. Quá trình này tạo ra điện thế âm bên trong tâm thất và điện thế dương trên thành ngoài tâm thất, với dòng điện đi qua dịch xung quanh tâm thất theo hình ellip, được thể hiện bởi các mũi tên cong trong hình. Nếu tính trung bình về mặt số học tất cả các đường cong của dòng điện (đường cong hình ellip), thì sẽ phát hiện thấy được một dòng điện trung bình với cực âm hướng về phía đáy tim và cực dương hướng về phía đỉnh tim.
Trong hầu hết phần còn lại của quá trình khử cực, dòng điện cũng tiếp tục đi theo cùng hướng như vậy, trong khi sự khử cực lan từ mặt nội tâm mạc ra bên ngoài theo khối cơ tâm thất. Sau đó, ngay trước khi sự khử cực hoàn thành chặng đi của nó trong tâm thất, thì hướng của dòng điện đảo ngược trong khoảng 0,01 giây, đi từ đỉnh tâm thất hướng đến đáy, bởi vì phần cuối cùng của tim bị khử cực là thành ngoài của tâm thất gần đáy tim.
Vì thế, trong tâm thất bình thường, dòng điện đi từ âm đến dương chủ yếu theo hướng từ đáy tim hướng về đỉnh tim gần như trong suốt toàn bộ quá trình khử cực, trừ khoảng thời gian rất trễ của quá trình khử cực. Nếu một máy đo được kết nối đến các điện cực trên bề mặt cơ thể như trong hình 11-5, thì các điện cực càng gần đáy tim hơn sẽ âm, ngược lại các điện cực gần đỉnh tim hơn sẽ dương và máy ghi sẽ cho thấy trị số dương trên ECG.
CÁC CHUYỂN ĐẠO CỦA ECG:
BA CHUYỂN ĐẠO LƯỠNG CỰC CHI
Hình 11-6 cho thấy sự kết nối điện thế giữa các chi bệnh nhân với máy ghi điện tim để ghi lại ECGs từ các chuyển đạo lưỡng cực chi tiêu chuẩn. Thuật ngữ “lưỡng cực” nghĩa là ECG được ghi từ 2 điện cực nằm trên các bên khác nhau của tim – trong trường hợp này là trên các chi. Vì thế, một chuyển đạo không phải là 1 dây đơn lẻ kết nối đến cơ thể mà là sự kết hợp của 2 dây và các điện cực của nó để tạo ra một vòng kín giữa cơ thể và máy ghi điện tim. Máy ghi điện tim trong mỗi trường hợp được biểu thị bởi trị số điện thế trên một thang đo, mặc dù máy ghi điện tim thực sự là một hệ thống tốc độ cao dựa vào máy tính và hiển thị trị số điện tử.

– Chuyển đạo I: Trong chuyển đạo I, thì cực âm của máy ghi điện tim được kết nối với tay phải và cực dương được kết nối với tay trái. Vì thế, khi điểm nơi mà tay phải nối với lồng ngực mang điện tích âm so với điểm nơi mà tay trái kết nối với lồng ngực, thì máy ghi điện tim cho ra trị số dương, tức là phía trên so với đường điện thế 0 trên ECG. Khi điều ngược lại xảy ra, thì máy ghi điện tim sẽ cho trị số bên dưới đường này.