
CÁC BẠN TẢI SÁCH SINH LÍ GUYTON NỔI TIẾNG Ở ĐÂY, CÙNG VỚI LINK CÁC BÀI DỊCH NHÉ: https://tailieuykhoamienphi.com/loan-nhip-tim-va-hinh-anh-tren-dien-tam-do/
– Block nhĩ thất hoàn toàn (block độ III):
Khi tình trạng gây ra sự kém dẫn truyền trong nút nhĩ thất hoặc bó nhĩ thất trở nên nghiêm trọng, thì sự block hoàn toàn của xung động từ tâm nhĩ vào tâm thất xảy ra. Trong trường hợp này, tâm thất tự thiết lập tín hiệu của nó, thường là từ nút nhĩ thất hoặc bó nhĩ thất dưới nơi block. Vì thế, sóng P trở nên không liên quan so với phức hợp QRS-T, như trong Hình 13-7. Chú ý rằng tần số của nhịp tâm nhĩ trong ECG này là khoảng 100 nhịp mỗi phút, ngược lại tần số của nhịp tâm thất là thấp hơn 40 nhịp mỗi phút. Hơn thế nữa, không có sự liên quan giữa nhịp của các sóng P và nhịp của phức hợp QRS-T bởi vì tâm thất đã “thoát” khỏi sự điều khiển của tâm nhĩ và đang đập theo nhịp tự nhiên của nó, điều khiển hầu như thường gặp nhất là bởi nhịp tạo bởi nút nhĩ thất hoặc bó nhĩ thất, phía dưới nơi block xảy ra.

– Hội chứng Stokes-Adams – Thoát tâm thất:
Ở một vài bệnh nhân có block nhĩ thất, thì block hoàn toàn xuất hiện và biến mất; đó là, các xung động được dẫn truyền từ tâm nhĩ vào tâm thất trong một khoảng thời gian và sau đó đột ngột các xung động không được dẫn truyền. Thời gian block có thể là vài giây, vài phút, vài giờ hoặc thậm chí vài tuần hay lâu hơn trước khi khi sự dẫn truyền trở lại. Tình trạng này xảy ra trong tim với thiếu máu vùng ranh giới của hệ thống dẫn truyền.
Mỗi lần dẫn truyền nhĩ thất ngừng, thì tâm thất thường không bắt đầu đập theo nhịp của nó cho đến khi sau khi dừng khoảng 5 đến 30 giây. Sự tạm dừng này do hiện tượng gọi là “overdrive suppression” (ức chế tần số cao). Có nghĩa là khả năng kích thích của tâm thất bị suy giảm lúc đầu do tâm thất được điều khiển bởi tâm nhĩ ở một tần số lớn hơn nhịp tự nhiên của nó. Tuy nhiên, sau một vài giây, một vài phần của hệ thống Purkinje ngoài block, thường ở phần xa của nút nhĩ thất dưới vị trí block trong nút nhĩ thất hay bó nhĩ thất, bắt đầu phát xung theo nhịp ở một tần số 15 đến 40 lần mỗi phút và đóng vai trò như một máy tạo nhịp của tâm thất. Hiện tượng này được gọi là “ventrical escape” (thoát tâm thất).
Bởi vì não không thể vẫn hoạt động trong khoảng hơn 4 đến 7 giây mà không có máu cung cấp, nên hầu hết mọi người choáng một vài giây sau khi block hoàn toàn xảy ra bởi vì tim không bơm máu trong khoảng từ 5 đến 30 giây, cho đến khi tâm thất “thoát”. Tuy nhiên, sau khi thoát, tâm thất đập chậm (thường dưới 40 nhịp mỗi phút) thường bơm đủ máu để giúp hồi phục nhanh khỏi cơn ngất và sau đó giúp duy trì máu cung cấp cho một người. Những cơn ngất theo chu kì được biết đến là hội chứng Stoke-Adams.
Đôi khi khoảng thời gian ngừng của tâm thất ở đầu block tim hoàn toàn thì dài đến nỗi nó có thể trở nên gây hại cho bệnh nhân hay thậm chí là gây tử vong. Hầu hết những bệnh nhân này được cung cấp máy tạo nhịp nhân tạo, là một thiết bị kích thích điện nhỏ, hoạt động bằng pin, cấy dưới da, với các điện cực kết nối với thất phải. Máy tạo nhịp cung cấp một kích thích theo nhịp liên tục đến tâm thất.
BLOCK TÂM THẤT KHÔNG HOÀN TOÀN – ĐIỆN THẾ LUÂN PHIÊN (ELECTRICAL ALTERNALS)
Hầu hết các yếu tố có thể gây ra block nhĩ thất cũng có thể block sự dẫn truyền xung động trong hệ thống Purkinje tâm thất. Hình 13-8 cho thấy tình trạng được gọi là điện thế luân phiên, do một phần tâm thất bị block ở mỗi nhịp tim khác nhau. ECG này cho thấy nhanh nhịp tim , đó có thể là nguyên nhân gây ra block, bởi vì khi tần số tim nhanh, nó có thể không đủ thời gian cho các phần của hệ thống Purkinje hồi phục từ giai đoạn trở trước đó một cách đủ nhanh để đáp ứng với mỗi nhịp tiếp theo của tim. Ngoài ra, nhiều tình trạng làm suy yếu tim như thiếu máu, viêm cơ tim hay ngộ độc digitalis cũng có thể gây ra block tâm thất không hoàn toàn, dẫn đến điện thế luân phiên.
