
CÁC BẠN TẢI SÁCH SINH LÍ GUYTON NỔI TIẾNG Ở ĐÂY, CÙNG VỚI LINK CÁC BÀI DỊCH NHÉ: https://tailieuykhoamienphi.com/loan-nhip-tim-va-hinh-anh-tren-dien-tam-do/
LOẠN NHỊP XOANG
Hình 13-3 cho thấy một hình ảnh ghi lại được từ máy ghi nhịp đập của tim (cardiotachometer), đầu tiên trong suốt quá trình hô hấp bình thường và sau đó (nửa thứ hai của hình ảnh ghi lại được) trong suốt quá trình hô hấp sâu. Một máy ghi lại nhịp đập của tim là thiết bị ghi lại bởi các hình ảnh đỉnh nhọn liên tiếp thời gian giữa các phức hợp QRS kế tiếp trên ECG. Chú ý từ hình ảnh ghi lại này là nhịp tim tăng và giảm không nhiều hơn 5% trong suốt quá trình hô hấp bình thường (thể hiện trên nửa trái của hình ảnh). Sau đó, trong suốt quá trình hô hấp sâu, nhịp tim tăng và giảm với mỗi chu kì hô hấp lên đến 30%.

Loạn nhịp xoang có thể do bất cứ một tình trạng tuần hoàn nào mà làm thay đổi mức cường tín hiệu thần kinh giao cảm và phó giao cảm đến nút xoang của tim. Loạn nhịp xoang kiểu “hô hấp” như trong Hình 13-3, do chủ yếu từ sự “tràn” của các tín hiệu từ trung tâm hô hấp ở hành não vào trung tâm vận mạch lân cận trong suốt quá trình hít vào và thở ra của hô hấp. Các tín hiệu tràn dẫn đến một sự tăng và giảm số lượng các xung động truyền qua các dây thần kinh giao cảm và phó giao cảm đến tim.
CÁC NHỊP BẤT THƯỜNG MÀ GÂY RA BỞI CÁC TÍN HIỆU BLOCK ĐƯỜNG DẪN TRUYỀN BÊN TRONG TIM
BLOCK XOANG NHĨ
Trong những trường hợp hiếm gặp, xung động từ nút xoang bị block trước khi nó đi vào cơ tâm nhĩ. Hiện tượng này được thể hiện trong Hình 13-4, cho thấy sự dừng đột ngột sóng P, dẫn đến sự ngừng của tâm nhĩ. Tuy nhiên, tâm thất đạt được một nhịp mới, với xung động thường bắt nguồn một cách tự phát từ nút nhĩ thất, vì thế, tần số của phức hợp QRS-T bị chậm lại nhưng mặt khác không thay đổi.

BLOCK NHĨ THẤT
Con đường duy nhất mà các xung động thông thường có thể đi từ tâm nhĩ vào tâm thất là qua bó nhĩ – thất, còn được biết là bó His. Các tình trạng mà có thể làm giảm tần số xung động trong bó này hoặc tình trạng block xung động hoàn toàn có thể do như sau:
1. Thiếu máu nút nhĩ thất hoặc các sợi của bó nhĩ thất: thường làm chậm hoặc block sự dẫn truyền từ tâm nhĩ đến tâm thất. Sự thiểu năng mạch vành có thể dẫn đến thiếu máu của nút nhĩ thất và bó nhĩ thất giống như cách mà nó có thể gây ra thiếu máu cơ tim.
2. Sự đè ép bó nhĩ thất bởi mô sẹo hoặc bởi các phần bị vôi hóa của tim có thể làm giảm hoặc block hoàn toàn sự dẫn truyền từ nhĩ xuống thất.
3. Sự viêm nút nhĩ thất hoặc bó nhĩ thất: có thể làm giảm sự dẫn truyền từ tâm nhĩ đến tâm thất. Sự viêm đến thường xuyên từ các dạng khác nhau của viêm cơ tim gây ra, ví dụ, bởi bạch hầu hay sốt thấp.
4. Sự kích thích mạnh của tim bởi thần kinh lang thang: trong những trường hợp hiếm của block sự dẫn truyền qua nút nhĩ thất. Những kích thích lang thang như vậy đôi khi do sự kích thích mạnh của các baroreceptor ở những người có hội chứng xoang cảnh, đã bàn luận trước đó liên quan đến chậm nhịp tim.