
CÁC BẠN TẢI SÁCH SINH LÍ GUYTON NỔI TIẾNG Ở ĐÂY, CÙNG VỚI LINK CÁC BÀI DỊCH NHÉ: https://tailieuykhoamienphi.com/loan-nhip-tim-va-hinh-anh-tren-dien-tam-do/
CHƯƠNG 13: LOẠN NHỊP TIM VÀ HÌNH ẢNH TRÊN ĐIỆN TÂM ĐỒ
Một vài trong số các rối loạn chức năng tim nguy hiểm nhất là do nhịp bất thường của tim. Ví dụ, đôi khi nhịp tâm nhĩ thì không đồng bộ với nhịp của thất, vì thế tâm nhĩ không còn đóng vai trò như bơm mồi cho tâm thất.
Mục đích của chương này là bàn luận về sinh lí của các rối loạn nhịp thường gặp và các tác động của nó lên khả năng bơm máu của tim, cũng như chẩn đoán chúng dựa trên ECG. Nguyên nhân của loạn nhịp tim thường là 1 hoặc là sự kết hợp trong các bất thường dưới đây trong hệ thống dẫn truyền – nhịp của tim:
+ Bất thường nhịp của nơi phát nhịp.
+ Sự chuyển vị trị phát nhịp từ nút xoang sang một nơi khác ở tim.
+ Block ở các điểm khác nhau trong quá trình lan truyền xung động qua tim.
+ Các đường dẫn truyền bất thường của sự lan truyền xung động qua tim.
+ Sự hình thành nên các xung giả tự phát ở hầu hết bất kì một vùng khác của tim.
BẤT THƯỜNG NHỊP XOANG
NHỊP NHANH TIM
Thuật ngữ “nhịp nhanh tim” nghĩa là nhịp tim đập nhanh, thường được xác định là nhanh hơn 100 nhịp/phút ở một người trưởng thành. Một ECG ghi lại từ một bệnh nhân nhịp nhanh tim được thể hiện trên Hình 13-1. ECG này thì bình thường, ngoại trừ nhịp tim, được xác định bởi khoảng thời gian giữa các phức hợp QRS, là khoảng 150 nhịp mỗi phút thay vì là 72 nhịp mỗi phút.

Một vài nguyên nhân của nhịp nhanh tim bao gồm tăng nhiệt độ cơ thể, kích thích tim bởi thần kinh giao cảm hay các tình trạng nhiễm độc của tim.
Nhịp tim bình thường thường tăng khoảng 10 nhịp/phút đối với mỗi độ Fahrenheit tăng lên trong nhiệt độ cơ thể (tăng 18 nhịp/phút mỗi độ Celsius), đến một nhiệt độ cơ thể khoảng 105 độ F (40,5 độ C); vượt qua ngưỡng này, nhịp tim có thể giảm do sự suy yếu tiến triển của cơ tim do sốt. Sốt làm nhanh nhịp tim bởi vì tăng nhiệt độ làm tăng tốc độ chuyển hóa của nút xoang, lần lượt trực tiếp làm tăng khả năng kích thích và tốc độ phát nhịp.
Nhiều yếu tố có thể làm cho hệ thần kinh giao cảm kích thích tim, như chúng ta bàn luận ở nhiều điểm trong đoạn này. Ví dụ, khi một bệnh duy trì một mất máu nghiêm trọng, thì phản xạ giao cảm kích thích tim tăng tần số tim có thể lên đến 150 đến 180 nhịp/phút.
Sự yếu đi của cơ tim thường tăng tần số tim bởi vì sự yếu đi của tim không thể làm cho sự bơm máu vào động mạch diễn ra bình thường và hiện tượng này dẫn đến giảm huyết áp và kích thích phản xạ giao cảm để tăng nhịp tim.
CHẬM NHỊP TIM
Thuật ngữ chậm nhịp tim nghĩa là nhịp tim đập chậm, thường được xác định là dưới 60 nhịp/phút. Chậm nhịp tim được thể hiện bởi ECG trong Hình 13-2.

– Chậm nhịp tim ở vận động viên điền kinh: Tim của vận động viên điền kinh được huấn luyện tốt thường lớn hơn và khỏe hơn đáng kể so với một người bình thường, điều đó cho phép tim của vận động viên bơm một thể tích nhát bóp lớn hơn mỗi lần bóp thậm chí trong suốt thời kì nghỉ ngơi. Khi vận động viên điền kinh nghỉ ngơi, một lượng máu dư được bơm vào cây động mạch với mỗi nhịp đập, điều này làm khởi động các phản xạ tuần hoàn hoặc các tác động khác làm chậm nhịp tim.
– Sự kích thích lang thang làm chậm nhịp tim: Bất cứ phản xạ tuần hoàn nào mà kích thích dây thần kinh lang thang sẽ gây ra giải phóng acetylcholine ở đầu tận thần kinh lang thang ở tim, vì vậy tạo ra tác động phó giao cảm. Có lẽ ví dụ kinh điển nhất của hiện tượng này xảy ra ở những bệnh nhân có hội chứng xoang cảnh. Ở những bệnh nhân này, các thụ cảm thể áp lực (baroreceptors) ở vùng xoang cảnh của thành động mạch cảnh nhạy cảm quá mức. Vì thế, ngay cả những áp lực áp lực nhỏ bên ngoài ở cổ có thể kích thích một phản xạ baroreceptor mạnh, gây ra các tác động mạnh mẽ của phó giao cảm lên tim, đôi khi phản xạ này mạnh đến nỗi gây ra ngừng tim khoảng 5 đến 10 giây.