
KHOANG MÀNG PHỔI
Hai khoang màng phổi, nằm mỗi bên trung thất, bao quanh phổi (Hình 3.37):
– Phía trên, chúng mở lên phía trên xương sườn I vào trong nền cổ.
– Phía dưới, chúng mở đến mức ngay trên bờ sườn
– Thành trong của mỗi khoang màng phổi là trung thất.
MÀNG PHỔI
Mỗi khoang màng phổi được lót bởi một hàng tế bào trung mô và một lớp mô liên kết nâng đỡ liên quan; cùng nhau hình thành nên màng phổi.
Màng phổi được chia thành hai loại chính, dựa trên vị trí:
– Màng phổi liên quan đến thành của khoang màng phổi là màng phổi thành (Hình 3.37).
– Màng phổi mà lật từ thành trong lên bề mặt phổi là màng phổi tạng (Hình 3.37), màng này dính và che phủ cho phổi.
Mỗi khoang màng phổi là một khoang ảo, nằm giữa màng phổi thành và tạng. Chúng bình thường chứa rất ít dịch. Do đó, bề mặt phổi được che phủ bởi màng phổi thành tiếp xúc trực tiếp và trượt tự do trên lá phổi thành dính với thành ngực.

MÀNG PHỔI THÀNH
Tên của màng phổi thành tương ứng với các phần trên thành mà nó liên qun\an (Hình 3.38):
– Màng liên quan đến xương sườn và khoang liên sườn được gọi là phần sườn
– Màng che phủ cơ hoành là phần hoành
– Màng che phủ trung thất là phần trung thất
– Màng hình vòm lót phần ở nền cổ của khoang màng phổi là màng phổi cổ (hay vòm của màng phổi).

Che phủ mặt trên của màng phổi cổ là một lớp mạc riêng biệt hình vòm, màng trên màng phổi (Hình 3.38). Màng mô liên kết này nối về phía ngoài với bờ trong xương sườn I và phía sau mỏm ngang đốt sống cổ VII. Phía trên, màng nhận các sợi cơ từ một vài cơ sâu ở vùng cổ (các cơ bậc thang) đóng vai trò giữ cho màng căng. Màng trên màng phổi hỗ trợ cho phần đỉnh phổi của khoang màng phổi ở nền cổ.
Ở vùng của các đốt sống ngực V đến VII, màng phổi trung thất lật lên trung thất như một ống, giống tay áo che phủ cho các cấu trúc (đường dẫn khí, các mạch máu, các dây thần kinh và mạch bạch huyết) đi giữa phổi và trung thất. Cấu trúc hình tay áo này che phủ và chứa các thành phần ở gốc phổi. Gốc nằm ở mặt trong của phổi ở vùng được gọi là rốn phổi. Ở đây, màng phổi trung thất liên tục với màng phổi tạng.
Màng phổi thành được chi phối bởi các sợi hướng tâm của dây thần kinh cảm giác thân thể. Phần sườn được chi phối bởi các nhánh của dây thần kinh liên sườn và đau sẽ được cảm nhận cùng với thành ngực. Phần hoành và phần trung thất được chi phối chủ yếu bởi dây thần kinh hoành (nguồn gốc từ mức tủy sống C3, C4 và C5). Đau từ những vùng này sẽ quy chiếu đến các đốt bì của C3, C4 và C5 (vùng cổ ngoài và vùng trên đòn của vai).
CÁC GIỚI HẠN NGOÀI
Giới hạn ngoài của màng phổi thành xác định độ rộng của khoang màng phổi (Hinh 3.39).
Phía trên, khoang màng phổi có thể nhô lên nhiều khoảng 3 đến 4 cm phía trên cổ xương sườn I nhưng không mở lên phía trên cổ sườn I. Giới hạn này được tạo ra bởi đường dốc phía dưới của xương sườn I đến khớp của nó với cán xương ức.
Phía trước, khoang màng phổi gặp nhau phía sau đến phần trên xương ức. Tuy nhiên, phía sau đến phần dưới xương ức, màng phổi thành không đến gần đường giữa phía bên trái như phía bên phải do trung thất giữa chứa màng ngoài tim, tim lệch về phía bên trái.
Phía dưới, phần sườn lật lên trên cơ hoành phía trên bờ sườn. Trên đường trung đòn, khoang màng phổi mở xuống phía dưới xấp xĩ mức xương sườn VIII. Ở đường nách giữa, nó mở đến xương sườn X. Từ vị trí này, bờ dưới hơi đi ngang, qua xương sườn XI và XII đến đốt sống ngực XII.
MÀNG PHỔI TẠNG
Màng phổi tạng liên tục với màng phổi thành ở rốn mỗi phổi, nơi mà các cấu trúc đi vào và đi ra khỏi phổi. Màng phổi tạng được dính chắc chắn vào bề mặt phổi, bao gồm cả những mặt phổi ở các khe chia các thùy phổi.
Mặc dù màng phổi tạng được chi phối bởi các dây thần kinh cảm giác hướng tâm của tạng, nhưng đau thương không được kích thích từ mô ở đây.
KHE MÀNG PHỔI
Các phổi không hoàn toàn lấp đầy khoang màng phổi phía trước hoặc vùng sau dưới của khoang màng phổi (Hình 3.40). Điều này làm hình thành nên các khe nơi mà hai lá phổi thành gặp nhau. Sự mở rộng của phổi vào trong những khe này thường xảy ra chỉ trong gắng sức hô hấp; các khe cũng cung cấp các khoang ảo mà dịch có thể nằm ở đó và từ đó dịch có thể được hút ra ngoài.

KHE SƯỜN TRUNG THẤT
Phía trước, khe sườn hoành xuất hiện mỗi bên nơi mà phần màng phổi sườn gặp màng phổi trung thất. Lớn nhất là ở phía bên trái, vùng che phủ tim (Hình 3.40).
KHE SƯỜN HOÀNH
Khe lớn nhất và có tầm quan trọng nhất là khe sườn hoành, nằm giữa màng phổi sườn và màng phổi hoành (Hình 3.40). Khe sườn hoành là vùng nằm giữa bờ dưới phổi và bờ dưới khoang màng phổi. Chúng sâu nhất là khi thở ra gắng sức và nông nhất khi hít vào gắng sức.
Trong suốt quá trình hô hấp nhẹ nhàng, bờ dưới của phổi đi qua xương sườn VI trên đường trung đòn và xương sườn VIII trên đường nách giữa và sau đó đi hơi ngang để đến cột sống ở mức đốt sống ngực X. Vì vậy, từ đường trung đòn và quanh thành ngực đến cột sống, bờ dưới của phổi có thể xác định gần đúng bởi một đường chạy giữa xương sườn VI, xương sườn VIII và đốt sống ngực X. Bờ dưới của khoang màng phổi ở tương ứng là sườn VIII, sườn X và đốt sống ngực XII. Khe sườn hoành là vùng nằm giữa hai bờ.
Trong suốt quá trình thở ra, bờ dưới của phổi lên cao và khe sườn hoành trở nên rộng hơn.
