HỖNG TRÀNG
Hỗng tràng và hồi tràng là hai phần cuối cùng của ruột non. Hỗng tràng chiếm khoảng 2/5 đoạn gần, còn hồi tràng chiếm phần còn lại. Nó hầu như nằm trong phần tư trái trên của bụng và có đường kính lớn hơn, thành dày hơn so với hồi tràng. Thêm vào đó, lớp niêm mạc lót trong của hỗng tràng được đặc trưng bởi một lượng lớn các nếp gấp (nếp vòng). Các cung động mạch ở hỗng tràng thì ít nổi trội  như cung động mạch ở hồi tràng và các động mạch thẳng thì dài hơn sao với ở hồi tràng.
Động mạch cung cấp maud cho hỗng tràng bao gồm các động mạch hỗng tràng từ động mạch mạc treo tràng trên.
HỒI TRÀNG
Hồi tràng chiếm 3/5 đoạn ruột non và hầu hết là ở phần tư dưới phải của bụng. So sánh với hỗng tràng, hồi tràng có thành mỏng hơn, các nếp niêm mạc ít và nhỏ hơn, các động mạch thẳng ngắn hơn, nhiều mỡ mạc treo hơn vafnhieeuf cung động mạch hơn.
Hối tràng mở vào trong ruột già, nơi mà manh tràng và kết tràng lên nối với nhau. Hai tấm của mỏm đổ vào ruột già (Nếp gấp hòi manh tràng) bao quanh một lỗ. Hai tấm của nếp gấp này gặp nhau ở phần tận của chúng tạo nên phần đỉnh. Cơ ở hồi tràng tiếp tục đi vào hai tấm này hình thành nên một cơ thắt. Chức năng của nếp gấp hồi manh tràng bao gồm: ngăn cản sự trào ngược từ manh tràng vào trong hồi tràng, và điều chỉnh các khối chất có thể qua hồi tràng đến manh tràng.
Động mạch cung cấp cho hồi tràng bao gồm:
– Đông mạch hồi tràng từ động mạch mạc treo tràng trên
– Một nhánh hồi tràng từ động mạch hồi kết tràng (xuất phát từ động mạch mạc treo tràng trên)

https://scontent.fdad2-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/51562158_371850270303803_1221755747163963392_n.png?_nc_cat=110&ccb=2&_nc_sid=8024bb&_nc_ohc=W1UMPFvnoQEAX-htBD5&_nc_ht=scontent.fdad2-1.fna&oh=c4b72d8fd608eef2c7f09077354bc2b0&oe=5FC813F3
https://scontent.fdad2-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/51674668_371850410303789_1262936408994086912_n.png?_nc_cat=110&ccb=2&_nc_sid=8024bb&_nc_ohc=x-8hmdH5i94AX9F5Cw1&_nc_ht=scontent.fdad2-1.fna&oh=ed0897b1410927ad014f548e29fe8b86&oe=5FC718FA
Không có mô tả ảnh.