CÁC CƠ

Các cơ của thành ngực bao gồm các cơ giúp lấp đầy và nâng đỡ cho khoang gian sườn, những cơ này đi giữa xương ức và các xương sườn và chúng đi qua một vài xương sườn trước khi bám trên các xương sườn (Bảng 3.2).

Các cơ của thành ngực, cùng với các cơ giữa đốt sống và các xương sườn phía sau (như cơ nâng sườn và cơ răng sau trên và cơ răng sau dưới) làm thay đổi vị trí của các xương sườn và xương ức, cũng thay đổi luôn thể tích lồng ngực khi thở. Chúng cũng giúp tăng cường bảo vệ cho lồng ngực.

CÁC CƠ GIAN SƯỜN

Các cơ gian sườn là ba tấm cơ dẹt thấy trong mỗi khoang gian sườn giữa hai xương sườn kế cận (Hình 3.27). Mỗi cơ trong nhóm này được đặt ten theo vị trí của chúng:

– Cơ gian sườn ngoài là cơ nông nhất

– Cơ gian sườn trong là cơ kẹp giữa cơ gian sườn ngoài và cơ trong cùng

– Cơ gian sườn trong cùng là lớp sâu nhất trong ba cơ.

Cơ gian sườn trong cùng nhất được chi phối bởi thần kinh gian sườn liên quan. Như một nhóm, các cơ gian sườn hỗ trợ về mặt cấu trúc cho khoang gian sườn trong suốt quá trình hít thở. Chúng cũng có thể di chuyển các xương sườn.

CÁC CƠ GIAN SƯỜN NGOÀI

Bảy cặp cơ gian sườn ngoài mở từ bờ dưới (bờ ngoài của rãnh sườn) của các xương sườn phía trên bờ trên của các xương sườn bên dưới. Khi thành ngực nhìn từ bên, các sợi cơ đi chéo ra trước xuống dưới (Hình 3.27). Các cơ mở ra quanh thành ngực từ vùng củ sườn đến sụn sườn, nơi mỗi lớp liên tục tiếp như một cân mô liên kết được gọi là màng gian sườn ngoài. Cơ gian sườn ngoài hoạt động nhiều nhất trong quá trình hít vào.

CÁC CƠ GIAN SƯỜN TRONG

Bảy cặp cơ gian sườn trong đi giữa phần thấp nhất của rãnh sườn ngoài của xương sườn phía trên, đến bờ trên của các xương sườn bên dưới. Chúng mở từ vùng cạnh ức, nơi các cơ đi giữa các sụn sườn cạnh nhau, đến góc sườn phía sau (Hình 3.27). Lớp cơ này liên tục vào trong về phía cột sống, trong mỗi khoang gian sườn, là màng liên sườn trong. Các sợi cơ đi theo hướng ngược lại với cơ liên sườn ngoài. Khi thành ngực nhìn từ bên sang, các sợi cơ đi chéo ra sau xuống dưới. Các sơ gian sườn trong hoạt động nhiều nhất trong quá trình thở ra.

CÁC CƠ GIAN SƯỜN TRONG CÙNG

Các cơ gian sườn trong cùng là thành phần ít có sự khác biệt với cơ gian sườn trong và các sợi cơ có cùng định hướng với cơ gian sườn trong (Hình 3.27). Những cơ này rõ ràng nhất ở thành ngực phía bên ngoài. Chúng mở ra giữa mặt trong các của xương sườn lân cận từ bờ trong của rãnh sườn đến mặt sâu của xương sườn bên dưới. Quan trọng, bó thần kinh – mạch máu liên quan với khoang liên sườn đi quanh thành ngực trong rãnh sườn theo một mặt phẳng giữa các cơ gian sườn trong và các cơ gian sườn trong cùng.

CÁC CƠ DƯỚI SƯỜN

Các cơ dưới sườn nằm trong cùng mặt phẳng với cơ gian sườn trong cùng, trải qua nhiều xương sườn và nhiều hơn ở vùng dưới của thành ngực sau (Hình 3.28A). Chúng mở ra từ mặt trong của một xương sườn đến mặt trong của xương sườn tiếp theo (thứ hai) hoặc thứ ba bên dưới. Các sợi của chúng song song với sợi cơ gian sườn trong và mở từ góc sườn đi vào trong đến xương sườn bên dưới.

CÁC CƠ NGANG NGỰC

Các cơ ngang ngực được thấy ở mặt sâu của thành ngực trước (Hình 3.28B) và trong cùng mặt phẳng với các cơ gian sườn trong cùng.

Các cơ ngang ngực bắt nguồn từ phía sau của mỏm mũi kiếm, phần dưới của thân xương ức và phần sụn sườn của các xương sườn thật bên dưới. Chúng đi lên trên và ra ngoài đến bám vào bờ dưới của các sụn sườn từ III đến VI. Chúng hầu như là kéo những thành phần này xuống dưới.

Cơ ngang ngực nằm dưới các mạch máu ngực trong và phân tách những mạch máu này với thành ngực.

ĐỘNG MẠCH CẤP MÁU

Các động mạch cấp máu cho thành ngực bao gồm chủ yếu động mạch gian sườn trước và sau, những động mạch này đi quanh thành ngực giữa các xương sườn trong khoang gina sườn (Hình 3.29). Những động mạch này bắt nguồn từ động mạch chủ và động mạch ngực trong, xuất phát từ động mạch dưới đòn ở nền cổ. Cùng với nhau, các động mạch gian sườn hình thành nên một hệ thống mạch máu giống như một hình chiếc rổ bao quanh thành ngực.

CÁC ĐỘNG MẠCH GIAN SƯỜN SAU

Các động mạch gian sườn sau bắt nguồn từ các mạch máu liên quan đến thành ngực sau. Hai động mạch gian sườn sau trên cùng ở mỗi bên bắt nguồn từ động mạch gian sườn trên cùng, đi xuống vào lồng ngực như một nhánh của thân sườn – cổ ở cổ. Thân sườn – cổ là một nhánh sau của động mạch dưới đòn (Hình 3.29).

 Chín cặp động mạch thành phần còn lại của động mạch gian sườn sau xuất phát từ mặt sau của động mạch chủ ngực. Bởi vì động mạch chủ nằm phía bên trái cột sống, nên những mạch máu gian sườn đó đi về phía bên phải của thành ngực đi qua đường giữa phía trước thân các đốt sống và vì thế dài hơn so với các mạch máu tương ứng phía bên trái.

CÁC ĐỘNG MẠCH GIAN SƯỜN TRƯỚC

Các động mạch gian sườn trước bắt  nguồn trực tiếp hoặc gián tiếp như một nhánh bên từ động mạch ngực trong (Hình 3.29).

Mỗi động mạch ngực trong bắt nguồn như một nhánh lớn của động mạch ở vùng cổ. Chugs về phía trước qua vòm cổ của màng phổi và đi xuống theo chiều dọc qua lỗ ngực trên và dọc theo mặt của thành ngực trước trong sâu. Ở mỗi bên, động mạch ngực trong nằm phía sau sụn sườn của 6 xương sườn trên và khoảng 1 cm ngoài xương ức. Ở gần mức khoang gian sườn 6, chúng chia thành hai nhánh tận:

– Động mạch thượng vị trên, sau đó liên tục phía dưới vào thành bụng trước (Hình 3.29); và

– Động mạch cơ hoành, đi dọc theo bờ sườn, đi qua cơ hoành và tận cùng ở gần khoang gian sườn cuối cùng.

Các động mạch gian sườn trước cấp máu cho 6 khoang gian sườn trên xuất phát như các nhánh bên từ động mạch ngực trong, ngược lại những động mạch cấp máu cho các khoang gian sườn dưới xuất phát từ động mạch cơ hoành.

Trong mỗi khoang gian sườn, các động mạch gian sườn trước thường có hai nhánh:

– Một đi bên dưới bờ xương sườn trên

– Nhánh kia đi phía trên bờ sườn dưới và gặp các nhánh phụ của động mạch gian sườn sau.

Sự phân bố của các mạch máu gian sườn trước và sau có sự trùng lặp và có thể phát triển hệ thống thông nối với nhau. Các động mạch gian sườn trước thường nhỏ hơn các động mạch gian sườn sau.

Cùng với động mạch gian sườn trước và một số các nhánh khác, động mạch ngực trong cho ra các nhánh xuyên đi trực tiếp ra trước giữa các sụ sườn để cấp máu cho các cấu trúc bên ngoài thành ngực. Những mạch máu này đi cùng với các nhánh bì trước của thần kinh liên sườn.

TĨNH MẠCH DẪN MÁU

Dẫn máu tĩnh mạch từ thành ngực thường song song với các động mạch cấp máu lớn (Hình 3.30).

Ở trung tâm, các tĩnh mạch gian sườn cuối cùng dẫn máu vào hệ thống tĩnh mạch đơn hoặc vào các tĩnh mạch ngực trong, phần cũng nối với các tĩnh mạch cánh tay – đầu ở cổ.

Thường thì các tĩnh mạch gian sườn sau phía trên phía bên trái cùng nhau hình thành nên tĩnh mạch gian sườn trên trái, sau đó đổ vào tĩnh mạch cánh tay đầu.

Tương tự, các tĩnh mạch gian sườn sau phía trên bên phải có thể hợp lại hình thành nên tĩnh mạch gian sườn trên phải, sau đó đổ vào tĩnh mạch đơn.

MẠCH BẠCH HUYẾT

Các mạch bạch huyết của thành ngực thoát dịch chủ yếu vào các hạch bạch huyết liên quan đến các động mạch ngực trong (các hạch cạnh ức), với đầu và cổ sườn (các hạch gian sườn) và với cơ hoành (các hạch cơ hoành) (Hình 3.31). Các hạch cơ hoành nằm phía sau mỏm mũi kiếm ở vị trí nơi các dây thần kinh hoành xuyên qua cơ hoành. Chúng cũng xuất hiện ở vùng cơ hoành bám vào cột sống.

Các hạch cạnh ức thoát dịch vào thân trung thất phế quản. Các hạch gian sườn ở vùng ngực trên thoát dịch vào thân trung thất phế quản, ngược lại các hạch gian sườn ở lồng ngực dưới thoát vào ống ngực.

Các hạch liên quan đến cơ hoành kết nối với các hạch cạnh ức, hạch trước đốt sống và các hạch cạnh thực quản, các hạch cánh tay đầu (phía trước các tĩnh mạch cánh tay đầu trong trung thất trên) và các hạch động mạch chủ ngoài/hạch thắt lưng (ở vùng bụng).

Các vùng nông của thành ngực thoát dịch bạch huyết chủ yếu vào các hạch nách vùng nách hoặc các hạch cạnh ức.

CHI PHỐI THẦN KINH

CÁC DẦY THẦN KINH GIAN SƯỜN

Chi phối thần kinh của thành ngực chủ yếu bởi các dây thần kinh gian sườn, là nhánh trước của các dây thần kinh gai sống TI đến TXI và nằm trong các khoang gian sườn giữa các xườn sườn lân cận. Nhánh trước của dây thần kinh gai sống TXII (dây thần kinh dưới sườn) nằm phía dưới xương sườn XII (Hình 3.32).

Một dây thần kinh gian sườn điển hình đi về phía ngoài quanh thành ngực trong khoang gian sườn. Nhánh lớn nhất là nhánh bì ngoài, sau đó đâm qua thành ngoài của ngực và chia thành các nhánh trước và một nhánh sau chi phối cho da.

Các dây thần kinh gian sườn tận cùng bởi các nhánh bì trước, xuất phát từ cả hai bên xương ức, giữa các sụn sườn lân cận hay hai bên đường giữa, đến trên thành bụng trước để chi phối cho da.

Thêm vào những nhánh lớn này, các nhánh phụ có thể tìm thấy trong khoang gian sườn chạy dọc bờ trên của xương sườn dưới.

Trong lồng ngực, các thần kinh gian sườn có vai trò:

– Chi phối vận động đối với các cơ của thành ngực (gian sườn, dưới sườn và các cơ ngang ngực).

– Chi phối cảm giác cho da và màng phổi thành.

– Mang các sợi giao cảm sau hạch đến ngoại vi.

Chi phối cảm giác cho da của thành ngực trên được thực hiện bởi các nhánh bì (các dây thần kinh trên đòn), cúng đi xuống từ đám rối cổ ở vùng cổ.

Cùng với chi phối ở thành ngực, các dây thần kinh gian sườn chi phối những vùng khác nữa:

– Nhánh trước của TI đóng góp vào đám rối cánh tay.

– Nhánh bì ngoài của dây thần kinh gian sườn thứ hai (dây thần kinh sườn cánh tay) giúp chi phối da của mặt trong cánh tay trên.

– Các dây thần kinh gian sườn dưới chi phối cho cơ, da và phúc mạc thành bụng.