
CÁC KHỚP SƯỜN – MỎM NGANG
Các khớp sườn – mỏm ngang là những khớp hoạt dịch giữa củ sườn và mỏm ngang xương đốt sống liên quan (Hình 3.24). Bao khớp xung quanh mỗi khớp này thì mỏng. Khớp được cố định bởi hai dây chằng khỏe trải giữa mỏm ngang và xương sườn phía mặt trong và ngoài của khớp:
– Dây chằng sườn – mỏm ngang phía trong của khớp và bám vào cổ sườn đến mỏm ngang.
– Dây chằng sườn – mỏm ngang ngoài phía ngoài khớp và bám từ đỉnh mỏm ngang đến phần xù xì không có diện khớp của củ sườn.
Một dây chằng thứ ba, dây chằng sườn – mỏm ngang trên, bám từ mặt trên của cổ sườn đến mỏm ngang đốt sống phía trên.
Vận động trượt nhẹ xảy ra ở các khớp sườn – mỏm ngang.
CÁC KHỚP ỨC SƯỜN
Các khớp ức sườn là khớp giữa 7 sụn sườn trên và xương ức (Hình 3.25).

Khớp giữa xương sườn I và cán xương ức thì không phải khớp hoạt dịch và bao gồm một sự liên kết bằng sụn sợi giữa cán xương ức và sụn sườn. Từ khớp thứ hai đến khớp thứ bảy là khớp hoạt dịch và có một bao khớp mỏng tăng cường xung quanh nữa là các dây chằng ức sườn.
Khớp giữa sụn sườn hai và xương ức được chia thành hai phần bởi một dây chằng nội khớp. Dây chằng này bám vào sụn sườn hai đến chỗ nối giữa cán ức và thân xương ức.
CÁC KHỚP GIAN SỤN
Các khớp gian sụn xuất hiện giữa các sụn sườn của các xương sườn kế cận (Hình 3.25), chủ yếu giữa các sụn sườn của xương sườn VII đến V, nhưng cũng có thể liên quan đến sụ sườn V và VI.
Các khớp gian sụn cung cấp một sự bám gián tiếp vào xương ức và góp phần vào việc hình thành nên một bờ dưới sườn mịn. Chúng thường là khớp hoạt dịch và bao khớp mỏng được tăng cường bởi các dây chằng gian sụn .
CÁC KHỚP CÁN – THÂN VÀ KHỚP MỎM MŨI KIẾM – THÂN XƯƠNG ỨC
Các khớp giữa cán và thân xương ức và giữa thân xương ức và mỏm mũi kiếm thường là khớp bán động (Hình 3.25). Chỉ có cử động tạo góc nhẹ xảy ra giữa cán và thân xương ức trong suốt quá trình hô hấp. Khớp giữa thân xương ức và mỏm mũi kiếm thường trở nên cốt hóa theo tuổi.
Một đặc điểm lâm sàng hữu ích của khớp giữa cán và thân xương ức là chúng có thể sờ được dễ dàng. Điểu này là bởi vì cán xương ức bình thường gập góc ra phía sau so với thân xương ức, hình thành nên một đặc điểm quan trọng là góc ức. Vị trí này đánh dấu cho khớp của xương sườn II với xương ức. Xương sườn I thì không sờ thấy, bởi vì nó nằm dưới xương đòn và vùi trong mô của nền cổ. Vì thế, xương sườn II được sử dụng như một mốc tham khảo cho đếm xương sườn và có thể cảm nhận ngay lập tức bên ngoài góc ức.
Thêm vào đó, góc sườn nằm trên một mặt phằng ngang đi qua đĩa gian đốt sống giữa xương đốt sống TIV và TV (Hình 3.10). Mặt phẳng này chia trung thất trên khỏi trung thất dưới và đánh dấu bờ trên của màng ngoài tim. Mặt phẳng này cũng đi qua điểm cuối của động mạch chủ lên và bắt đầu cung động mạch chủ, đầu cuối của cung động mạch chủ và bắt đầu của động mạch chủ ngực và chỗ phân đôi của cây khí quản và ngay trên thân động mạch phổi.
KHOANG GIAN SƯỜN
Khoang gian sườn nằm giữa các xương sườn lân cận và được lấp đầy bởi cơ gian sườn (Hình 3.26).


Thần kinh gian sườn và các động mạch và tĩnh mạch liên quan nằm trong rãnh sườn dọc theo bờ dưới của xương sườn trên và đi trong mặt phẳng giữa hai lớp cơ.
Trong mỗi khoang, tĩnh mạch là cấu trúc trên cùng và vì thế cao nhất trong rãnh sườn. Động mạch phía dưới tĩnh mạch và thần kinh phía dưới động mạch và thường không được bảo vệ bởi rãnh. Vì thế thần kinh là cấu trúc có nguy cơ tổn thương khi có cấu trúc đâm thủng phần trên khoang gian sườn.
Các nhánh liên quan nhỏ của dây thần kinh và mạch máu chính thường xuất hiện phía so với xương sườn dưới bên dưới.
Sâu dưới khoang gian sườn và xương sườn và chia tách những cấu trúc này khỏi màng phổi là một lớp mô liên kết lỏng lẻo gọi là mạc nội ngực, chứa một lượng chất béo rất thay đổi.
Nông hơn so với khoang này là mạc sâu, mạc nông và da. Các cơ liên quan với chi trên và lưng che lấy khoang.