
CÁC CƠ VÙNG NGỰC
Mỗi vùng ngực có cơ ngực lớn, cơ ngực bé và các cơ dưới đòn (Hình 3.1 và Bảng 3.1). Tất cả bắt nguồn từ thành ngực trước và bám vào các xương chi trên.
CƠ NGỰC LỚN
Cơ ngực lớn là cơ lớn nhất và nông nhất trong các cơ vùng thành ngực. Chúng nằm ngay dưới vú và được phân tách nhau bởi mạc nông và mô liên kết lỏng lẻo ở khoang sau vú.


Cơ ngực lớn có một vùng bám lớn bao gồm mặt trước của phần trong xương đòn, xương ức và các sụn sườn liên quan. Các sợi cơ hội tụ thành nên dải gân dẹt, bám vào bờ ngoài của rãnh gian lồi cầu xương cánh tay.
Cơ ngực lớn giúp khép, gấp và xoay trong cánh tay.
CÁC CƠ DƯỚI ĐÒN VÀ CƠ NGỰC BÉ
Các cơ dưới đòn và cơ ngực bé nằm dưới cơ ngực lớn:
– Cơ dưới đòn nhỏ và đi ra ngoài từ mặt trước và phần trong của xương sườn I đến mặt dưới xương đòn.
– Cơ ngực bé đi từ mặt trước xương sườn III đến V đến mỏm quạ xương vai.
Cả cơ dưới đòn và cơ ngực bé đều kéo đỉnh xương vai xuống dưới.
Một lớp mạc nông liên tục, mạc đòn – ngực, bao lấy cơ dưới đòn và cơ ngực bé và bám vào xương đòn phía trên và nền nách phía dưới.
Các cơ vùng ngực hình thành nên thành trước nách, một vùng nằm giữa chi trên và cổ mà qua đó tất cả các cấu trúc lớn đi qua. Các dây thần kinh, các mạch máu và các mạch bạch huyết đi giữa thành ngực và nách băng qua mạc đòn ngực giữa cơ dưới đòn và cơ ngực bé hoặc đi dưới bờ dưới của cơ ngực lớn và ngực bé.
THÀNH NGỰC
Thành ngực đặc trưng về mặt cấu trúc và bao gồm thành phần xương và ca. Chúng nằm giữa:
– Lỗ ngực trên, giới hạn bởi TI, xương sườn I và cán xương ức
– Lỗ ngực dưới, giới hạn bởi đốt sống TXII, xương sườn XII và đầu sườn XI, bờ sườn và mỏm mũi kiếm xương ức.
HỆ THỐNG XƯƠNG
Thành phần xương của thành ngực bao gồm các đốt sống ngực, đĩa gian đốt sống, xương sườn và xương ức.
ĐỐT SỐNG NGỰC
Có 12 đốt sống ngực, mỗi trong số chúng đều đặc trưng bởi các khớp với xương sườn.
ĐỐT SỐNG NGỰC ĐIỂN HÌNH
Một đốt sống ngực điển hình có thân đốt sống hình trái tim với đường kính ngang và đường kính trước sau gần như bằng nhau và một mỏm gai dài (Hình 3.18). Lỗ đốt sống rộng nhìn chung là tròn và mảnh đốt sống lớn, chồng lên với những mảnh đốt sống bên dưới. Mỏm khớp trên phẳng với mặt khớp diện khớp hướng gần như ra sau, trong khi mỏm khớp dưới lồi từ mảnh đốt sống và mặt khớp của hướng ra trước.

Mỏm ngang dạng hình dạng hình chùy và hướng ra phía sau ngoài.
KHỚP VỚI CÁC XƯƠNG SƯỜN
Một đốt sống ngực điển hình có ba vùng mỗi bên khớp với xương sườn.
– Hai nửa mặt khớp (khớp một phần) nằm ở phía trên và phía dưới thân đốt sống để khớp với tương ứng với các đầu sườn lân cận. Diện sườn trên khớp với phần đầu sườn của đốt sống này và diện sườn dưới khớp với phần đầu sườn bên dưới.
– Diện khớp hình oval (diện sườn ngang) nằm ở cuối mỏm ngang khớp với củ sườn.
Không phải tất cả các đốt sống khớp với các xương sườn theo cùng một cách (Hình 3.19).
– Diện sườn trên trên thân đốt sống TI là một khớp hoàn toàn và khớp với một mặt khớp duy nhất trên đầu sườn của chính đốt sống này – nói cách khác, đầu sườn của xương sườn I không khớp với đốt sống CVII.
– Tương tự, đốt sống TX (và thường TIX) khớp chỉ với chính xương sườn tương ứng với đốt sống đó và vì thế thiếu đi bán khớp dưới trên thân đốt sống.
– Đốt sống TXI và TXII khớp chỉ với đầu của chính xương sườn tương ứng – chúng thiếu diện sườn ngang và chỉ có một diện khớp duy nhất trên mỗi bên thân đốt sống.
CÁC XƯƠNG SƯỜN
Có 12 cặp xương sườn, mỗi trong số chúng đều tận cùng ở phía trước thành sụn sườn (Hình 3.20).

Mặc dù tất cả xương sườn khớp với cột sống, nhưng chỉ có phần sụn của 7 xương sườn trên, được gọi là xương sườn thật, khớp trực tiếp với xương ức. Những xương sườn còn lại được gọi là xương sườn giả.
– Phần sụn sườn của các xương sườn VIII đến X khớp phía trước với sụn sườn của các xương sườn phía trên.
– Các xương sườn XI và XII không có kết nối với phía trước với những xương sườn khác hoặc với xương ức và được gọi là xương sườn cụt.
Một xương sườn điển hình bao gồm một thân cong với đầu trước và đầu sau (Hình 3.21). Đầu trước thì liên tục với sụn sườn. Đầu sau khớp với cột sống và được đặc trưng bởi đầu, cổ và củ sườn.
