MẠC NGOÀI PHÚC MẠC

Dưới mạc ngang là lớp mô liên kết (connective tissue), mạc ngoài phúc mạc (extraperitoneal fascia), chia mạc ngang khỏi phúc mạc (Hình 4.34). Chứa lượng chất béo rất thay đổi, lớp này không chỉ lót khoang bụng mà còn liên tục với lớp tương tự lót khoang chậu (pelvic cavity). Thành phần này rất phát triển ở thành bụng sau, đặc biệt quanh thận, liên tục qua các cơ quan che phủ bởi sự lật lên của phúc mạc và cũng như mạch máu được nằm trong lớp này, mở rộng vào trong các mạc treo cùng với mạch máu. Tạng trong mạc ngoài phúc mạc được xem là tạng sau phúc mạc (retroperitoneal).

Trong mô tả một số quá trình phẫu thuật, các thuật ngữ (terminology) được dùng để mô tả mạc ngoài phúc mạc thì bị biến đổi nhiều. Mạc phía trước của cơ thể được mô tả là trước phúc mạc (preperitoneal hoặc ít gặp hơn là properitoneal) và mạc hướng phía sau cơ thể được mô tả là sau phúc mạc (retroperitoneal) (Hình 4.35).

Các ví dụ về việc sủ dụng những thuật ngữ này là: sự liên tục của mỡ trong ống bẹn với mỡ trước phúc mạc (preperitoneal) và phẫu thuật chỉnh sửa thoát vị bẹn qua thành bụng trước phúc mạc (preperitoneal).

PHÚC MẠC

Dưới mạc ngoài phúc mạc là phúc mạc là phúc mạc (peritoneum). Lớp màng thanh mạc phủ thành của ổ bụng và ở các vị trí khác nhau, lật lên trên các tạng ổ bụng, giúp che phủ một phần hoặc hoàn toàn tạng. Phúc mạc lót thành bụng là phúc mạc thành (parietal peritoneum); phúc mạc che phủ tạng là phúc mạc tạng (visceral peritoneum).

Sự liên tục của lớp phúc mạc lót thành bụng hình thành nên một túi. Túi này kín ở nam giới nhưng có 2 lỗ mở ở nữ giới nơi ống tử cung cung cấp một đường ra bên ngoài. Túi kín ở nam giới và bán kín ở phụ nữ này được gọi là khoang phúc mạc (peritoneal cavity).

CHI PHỐI THẦN KINH

Da, cơ và phúc mạc thành của thành bụng trước ngoài được chi phối bởi dây thần kinh gai sống từ T7 đến T12 và L1. Nhánh trước của những dây thần kinh gai sống này đi quanh cơ thể, từ sau ra trước, theo một hướng vào trong và xuống dưới (Hình 4.36). Khi chúng đến nơi, chúng cho ra một nhánh bì ngoài (lateral cutaneous branch) và kết thúc như một nhánh bì trước (anterior cutaneous branch).

Các dây thần kinh gian sườn (T7 đến T11) rời các khoang gian sườn, đi dưới các sụn sườn và tiếp tục trên thành bụng trước bên giữa cơ chéo trong và cơ ngang bụng (Hình 4.37). Đến bờ ngoài của bao cơ thẳng, chúng đi vào bao cơ thẳng và đi sau phía ngoài cơ thẳng bụng . Tiếp cận đến đường giữa, một nhánh bì trước đi qua cơ thẳng bụng và thành trước bao cơ thẳng để chi phối cho da.

Dây thần kinh gai sống T12 (dây thần kinh dưới sườn (subcostal nerve)) theo một hướng đi tương tự như các dây thần kinh gian sườn. Các nhánh của L1 (dây thần kinh chậu – hạ vị (iliohypogastric nerve) và dây thần kinh chậu – bẹn (ilio – inguinal nerve)), xuất phát từ đám rối thắt lưng (lumbar plexus),ban đầu theo một chặng tương tự, nhưng lệch hướng khi gần cuối chặng đi của nó.

Dọc theo đường đi, các dây thần kinh T7 đến T12 và L1 cung cấp các nhánh đến các cơ thành bụng trước bên và phúc mạc thành bên dưới. Tất cả đều tận cùng bởi các nhánh chi phối cho da:

– Các dây thần kinh T7 đến T9 chi phối co da từ mỏm mũi kiếm (xiphoid process) đến ngay trên rốn (umbilicus).

– T10 chi phối cho da quanh rốn

– T11, T12 và L1 chi phối cho da từ ngay dưới rốn đến và bao gồm cả vùng vệ (pubic region) (Hình 4.38).

– Thêm vào đó, dây thần kinh chậu – bẹn (một nhánh của L1) chi phối cho mặt trước của bìu (scrotum) hoặc môi lớn (labia majora) và cho một nhánh bì nhỏ đến đùi.