
Thành bụng che phủ một vùng lớn. Nó được giới hạn phía trên bởi mỏm mũi kiếm (xiphoid process) và các bờ sườn (costal margin), phía sau bởi cột sống (vertebral column) và phía dưới bởi phần trên xương chậu. Các lớp của thành bụng bao gồm da (skin), mạc nông (superficial fascia) (mô dưới da (subcutaneous tissue)), các cơ và mạc sâu (deep fascia) liên quan của chúng và phúc mạc thành (Hình 4.24).

MẠC NÔNG
Mạc nông (superficial fascia) của thành bụng (mô dưới da của bụng) là một lớp mô liên kết giàu mỡ (fatty connective tissue). Nó thường là một lớp mỏng, tương tự với và liên tục với mạc nông của khắp các vùng khác của cơ thể. Tuy nhiên, ở vùng dưới của phần trước của thành bụng, phía dưới rốn, nó hình thành 2 lớp: một lớp mỡ nông (fatty layer) và lớp màng (membranous layer) ở sâu hơn.
– Lớp nông (superficial layer):
Lớp mỡ nông của mạc nông (mạc Camper (Camper’s fascia)) chứa chất béo và độ dày rất thay đổi (Hình 4.25 và 4.26). Nó liên tục qua dây chằng bẹn (inguinal ligament) với mạc nông của đùi (thigh) và với một lớp tương tự ở đáy chậu (perineum).


Ở nam giới, lớp mạc nông này liên tục qua dương vật (penis) và sau khi mất lớp chất béo, nó dính với lớp sâu của mạc nông, tiếp tục vào trong bìu (scrotum) nơi hình thành nên một lớp mạc chuyên biệt chứa các sợi cơ trơn (mạc cơ bìu (dartos fascia)). Ở phụ nữ, lớp mạc nông này vẫn còn ít mỡ và là một thành phần của môi lớn (labia majora).
– Lớp sâu (deeper layer):
Lớp màng sâu của mạc nông (mạc Scarpa) thì mỏng là có dạng màng và chứa ít hoặc không chứa mỡ (Hình 4.25). Phía dưới, nó liên tục vào trong đùi, nhưng ngay dưới dây chằng bẹn, nó dính với lớp mạc sâu của đùi (fascia latta; Hình 4.26). Ở đường giữa, nó dính chắc vào đường trắng (linea alba) và khớp vệ (symphysis pubis). Nó liên tục vào phần trước của đáy chậu (perineum) nơi nó bám chắc vào nhánh mu ngồi (ischiopubis rami) và vào bờ sau của màng đáy chậu. Ở đây, nó được gọi là mạc nông đáy chậu (mạc Colles (Colles’ fascia)).
Ở nam giới, lớp sâu của mạc nông hòa vào lớp nông khi chúng đều qua dương vật, hình thành nên mạc nông dương vật, trước khi chúng tiếp tục vào vào bìu nơi mà chúng hình thành nên mạc cơ bìu (dartos fascia) (Hình 4.25). Cũng ở nam giới, sự mở rộng của lớp sâu mạc nông bám vào khớp vệ đi xuống dưới lên lưng dương vật và hai bên dương vật để hình thành nên dây chằng quai dương vật (fundiform ligament of penis). Ở phụ nữ, lớp màng của mạc nông tiếp tục đi vào môi lớn và phần trước của đáy chậu.
CÁC CƠ TRƯỚC BÊN.
Có 5 cơ ở nhóm cơ trước bên (anterolateral muscles) của thành bụng:
– Ba cơ dẹt (flat muscle) mà các sợi cơ của nó bắt đầu phía sau ngoài đi ra trước và được thay thế bởi một cân (aponeurosis) khi cơ tiến đến đường giữa – cơ chéo ngoài (external oblique muscle), cơ chéo trong (internal oblique muscle) và cơ ngang bụng (transversus abdominis muscles);
– Hai cơ dọc, gần đường giữa, được bao lấy bởi vỏ gân hình thành bởi lớp cân các cơ dẹt – cơ thẳng bụng (rectus abdominis) và các cơ tháp (pyramidalis muscles).
Mỗi cơ trong nhóm 5 cơ này có một vận động riêng biệt, nhưng cùng nhau các cơ này cần để duy trì nhiều chức năng sinh lí bình thường. Theo vị trí của chúng, chúng hình thành nên một thành chắc chắn và đàn hồi giúp giữ các tạng bên trong khoang bụng, bảo vệ các tạng khỏi chấn thương và giúp duy trì vị trí các tạng trong tư thế đứng chống lại trọng lực.
Thêm vào đó, co những cơ này ở cả lúc thở ra bình thường và gắng sức bằng cách đẩy các tạng lên trên (giúp đẩy cơ hoành đang giãn về phía lồng ngực hơn) và trong động tác ho (coughing) và nôn (vomiting).
Tất cả những cơ này cũng liên quan đến bất cứ hoạt động nào làm tăng áp lực bên trong ổ bụng (intraabdominal pressure), bao gồm sinh con (parturition (childbirth)), tiểu tiện (micturition (urination)) và đại tiện (defecation) (đẩy phân ra khỏi trực tràng).
– Các cơ dẹt:
+ Cơ chéo ngoài:
Ngoài cùng nhất trong 3 cơ dẹt là cơ chéo ngoài trong nhóm cơ trước ngoài của các cơ thành bụng, nằm ngay dưới mạc nông (Hình 4.27, Bảng 4.1). Các sợi cơ từ bên ngoài của chúng đi vào trong và xuống dưới, trong khi thành phần cân lớn (aponeurotic component) che phủ phần trước của thành bụng đến đường giữa (midline). Gần đến đường giữa, cân cơ bện lại, hình thành nên đường trắng (linea alba), thành phần mà mở từ mỏm mũi kiếm (xiphoid process) đến khớp vệ (pubic symphysic).

+ Các dây chằng liên quan:
Bờ dưới của cân cơ chéo ngoài hình thành nên dây chằng bẹn ở mỗi bên (inguinal ligament) (Hình 4.27). Sự dầy lên này của bờ tự do của cân cơ chéo ngoài đi giữa gai chậu trước trên (anterior superior iliac spine) bên ngoài và củ mu (pubic tubercle) bên trong (Hình 4.28). Nó gập lại ở phía dưới hình thành nên một “máng”, đóng vai trò quan trọng trong hình thành nên ống bẹn (inguinal canal).
Một vài những dây chằng khác cũng hình thành từ sự mở rộng các sợi ở đầu trong của dây chằng bẹn (inguinal ligament):
Dây chằng khuyết (lacunar ligament) là một sự mở rộng dạng hình liềm các sợi ở đầu trong của dây chằng bẹn (inguinal ligament) mà quặt ngược lại để bám vào đường lược xương mu (pecten pubis) trên ngành trên xương mu (Hình 4.28 và Hình 4.29).


Các sợi mở rộng thêm từ dây chằng khuyết dọc theo bờ eo trên (pelvic brim) để hình thành nên dây chằng lược (pectineal ligament (Cooper ligament)).
+ Cơ chéo trong (internal oblique muscle):
Dưới cơ chéo ngoài là cơ chéo trong, là cơ dẹt thứ hai trong 3 cơ dẹt (Hình 4.30, Bảng 4.1). Cơ này mỏng hơn và nhỏ hơn cơ chéo ngoài, với hầu hết các sợi cơ đi theo hướng lên trên và vào trong. Cơ kết thúc ở phía trước thành một cân (aponeurosis) hòa vào đường trắng (linea alba) ở đường giữa.

+ Cơ ngang bụng (transversus abdominis):
Dưới cơ chéo trong là cơ ngang bụng (Hình 4.31, Bảng 4.1), có tên như vậy bởi vì do hướng đi của hầu hết các sợi cơ. Nó kết thúc thành một cân ở phía trước, thành phần cân cơ này hòa lẫn với đường trắng (linea alba) ở đường giữa (midline).

+ Mạc ngang (Transversalis fascia):
Mỗi một cơ trong 3 tấm cơ được phủ lên mặt trước và phía sau bởi một lớp mạc sâu. Nhìn chung, những lớp này thì không nổi bật trừ lớp dưới cơ ngang bụng (mạc ngang), chúng có sự phát triển tốt hơn.
Mạc ngang là một lớp liên tục của mạc sâu lót khoang bụng và liên tục vào khoang chậu. Nó đi qua đường giữa phía trước, liên quan đến cơ ngang bụng ở bên đối diện và liên tục với mạc ở mặt dưới cơ hoành. Nó liên tục ra phía sau với mạc sâu che phủ các cơ của thành bụng sau và bám vào mạc ngực – thắt lưng (thracolumbar fascia).
Sau khi bám vào mào chậu (crest of ilium), mạc ngang hào với mạc che cơ liên quan với vùng trên của xương chậu và với mạc tương tự che phủ các cơ khoang chậu. Ở đây, nó được gọi là mạc đáy chậu (parietal pelvic fascia) (mạc nội chậu (endopelvic fascia)).
Vì vậy có một lớp liên tục của mạc sâu quanh khoang bụng dầy ở một số vùng , mỏng hơn ở một số vùng khác, bám vào một vị trí hoặc tự do và tham gia vào hình thành nên một số cấu trúc chuyên biệt.
+ Cơ thẳng (vertical muscle):
Hai cơ thẳng trong nhóm cơ trước ngoài của các cơ thành bụng là cơ thẳng bụng (rectus abdominis) lớn và cơ tháp (pyramidalis) bé (Hình 4.32, Bảng 4.1).

Cơ thẳng bụng (rectus abdominis) là một cơ dài, dẹt và trải dài trên chiều dài của thành bụng trước. Nó là một cặp cơ, chia cách ở đường giữa bởi đường trắng (linea alba), nó mở rộng và mỏng khi đi lên từ khớp vệ (pubic symphysis) đến bờ sườn (costal margin). Dọc theo chặng đi của cơ, nó bị cắt bởi 3 hoặc 4 dải sợi ngang hay gân ngang (tendinous intersections) (Hình 4.32). Những gân này có thể dễ dàng thấy rõ trên những người có cơ thẳng bụng phát triển tốt.
Cơ tháp (pyramidalis):
Cơ thẳng thứ hai là cơ tháp. Đầy là cơ nhỏ hình tam giác, có thể không có, nó nằm trước cơ thẳng bụng và có đáy trên xương vệ (pubis) và đỉnh bám phía trên và vào trong đến đường trắng (linea alba) (Hình 4.32).

+ Bao cơ thằng (rectus sheath):
Cơ thẳng bụng và cơ tháp được bao lại trong một vỏ gân (bao cơ thẳng (rectus sheath)) hình thành bởi một lớp cân cơ duy nhất của cơ chéo ngoài, cơ chéo trong và cơ ngang bụng (Hình 4.33).

Bao cơ thẳng hoàn toàn bao lấy ¾ trên của cơ thẳng bụng và che phủ mặt trước của ¼ dưới của cơ. Bởi vì không có vỏ che mặt sau của ¼ dưới của cơ thẳng bụng, nên cơ tại vị trí này tiếp xúc trực tiếp với mạc ngang.
Sự hình thành của bao cơ thẳng bao quang ¾ trên của cơ thẳng bụng có các đặc điểm sau đây:
– Thành trước bao gồm cân cơ chéo ngoài và một nửa cân cơ chéo trong, phần mà chia đôi ở bờ ngoài của cơ thẳng bụng.
– Thành sau của bao cơ thẳng bao gồm một nửa còn lại của cân cơ chéo trong và cân cơ ngang bụng. Ở một điểm giữa trên đường (umbilicus) từ rốn đến khớp vệ (pubic symphysis), liên quan đến điểm khởi đầu của ¼ dưới của cơ thẳng bụng, tất cả các cân di chuyển ra trước so với cơ thẳng bụng. Không có thành sau của bao cơ thẳng và thành trước của bao cơ bao gồm cân cơ chéo ngoài, chéo trong và ngang bụng. Từ vị trí này xuống dưới, cơ thẳng bụng trực tiếp liên quan đến mạc ngang. Đánh dấu điểm chuyển tiếp này là một dạng cung của các sợi (đường cung; Hình 4.32).