
PHỔI
Hai phổi là cơ quan hô hấp nằm hai phía của trung thất bao quanh bởi khoang màng phổi phải và trái. Khí đi vào và rời đi khỏi các phổi thông qua phế quản chính, là các nhánh của khí quản.
Các động mạch phổi vận chuyển máu nghèo oxy đến phổi từ thất phải của tim. Máu giàu oxy trở về nhĩ trái thông qua các tĩnh mạch phổi.
Phổi phải bình thường hơi lớn hơn so với phổi trái bởi vì trung thất giữa, chứa tim lồi về phía bên trái hơn bên phải.
Mỗi phổi có dạng nửa hình nón, với đáy, đỉnh, hai mặt và 3 bờ (Hình 3.43).
– Đáy nằm trên cơ hoành
– Đỉnh lồi trên xương sườn I và vào nền cổ.
– Hai mặt – mặt sườn nằm ngay cạnh xương sườn và khoang gian sườn của thành ngực. Mặt trung thất nằm ngay cạnh trung thất phía trước và cột sống phía sau và chứa rốn phổi hình dấu phẩy, mà thông qua đó các cấu trúc đi vào và đi ra.
– Ba bờ – bờ dưới của phổi thì sắc và chia nền phổi ra khỏi mặt sườn. Bờ trước và bờ sau chia mặt sườn khỏi mặt trong. Không giống bờ trước và bờ dưới, bờ sau thì trơn láng và tù.
Phổi nằm ngay cạnh và bị ấn lõm bởi các cấu trúc chứa trong khu vực đó. Tim và các mạch máu lớn hình thành nên các vị trí lồi trong trung thất và ấn lõm mặt trong của phổi; các xương sườn ấn lõm vào mặt sườn. Về bệnh học, như khối u hay các bất thường một cấu trúc nào đó có thể ảnh hưởng đến các cấu trúc liên quan.

GỐC PHỔI VÀ RỐN PHỔI
Gốc của mỗi phổi là một ống ngắn tập hợp các cấu trúc nối từ phổi đến trung thất (Hình 3.44). Nó được che phủ bởi một cấu trúc là màng phổi trung thất hình ống tay áo, mà sau đó lật lên phổi thành màng phổi tạng. Vùng nằm ngoài việc lật lên này của màng phổi là rốn phổi, nơi các cấu trúc đi vào và đi ra.
Một tấm nhỏ hình lưỡi kiếm chĩa xuống dưới từ gốc phổi và mở từ rốn phổi đến trung thất. Cấu trúc này là dây chằng phổi.
Nó có thể làm ổn định thùy dưới và có thể cố định chuyển vị lên xuống của các cấu trúc trong gốc phổi trong suốt quá trình hit thở.
Trong trung thất, dây thần kinh lang thanh đi ngay sau gốc phổi, trong khi dây thần kinh hoành đi ngay trước gốc phổi.
Bên trong mỗi gốc phổi và nằm trong rốn phổi là:
– Một động mạch phổi
– Hai tĩnh mạch phổi
– Một phế quản chính
– Các dây thần kinh
– Các mạch bạch huyết
Nói chung, động mạch phổi phần trên của rốn phổi, tĩnh mạch phổi phía dưới và một phần nào đó ra sau.
Phía bên phải, phế quản thùy đến thùy trên phân nhánh từ phế quản chính ở gốc phổi, không giống phía bên trái nơi phân nhánh phía bên trong và phía trên động mạch phổi.

PHỔI PHẢI
Phổi phải có 3 thùy và hai khe (Hình 3.45A). Bình thường, các thùy tự do di động bởi vì chúng được chia ra (hầu như đến rốn phổi) bởi sự lõm sâu vào của lá phổi tạng. Sự lõm sâu này hình thành nên các khe:
– Khe chếch chia thùy dưới khỏi thùy trên và thùy giữa của phổi phải.
– Khe ngang chia thùy trên khỏi thùy giữa
Vị trí gần đúng của khe chếch trên bệnh nhân khi hô hấp nhẹ nhàng có thể xác định bởi một đường cong trên thành ngực bắt đầu gần mỏm gai đốt sống ngực IV của cột sống, đi qua khoang gian sườn V bên ngoài và sau đó theo đường cong của xương sườn VI ra trước (xem trang 241-242).
Khe ngang theo khoang gian sườn IV từ xương ức cho đến khi gặp khe chếch khi có đi qua xương sườn V.
Định hướng khe chếch và khe ngang để xác định nơi các bác sĩ sẽ nghe tiếng phổi trên mỗi thùy.
Mặt lớn nhất của thùy trên tương ứng với phần trên của thành trước ngoài và đỉnh của thùy này khi nó nhô vào nền cổ. Bề mặt thùy giữa chủ yếu nằm cạnh thành dưới trước và thành bên. Mặt sườn của thùy dưới liên quan đến thành sau và dưới.
Khi nghe phổi từ mỗi thùy, rất quan trọng trong việc xác định bị trí đặt ống nghe vì liên quan đến thùy phổi bên dưới. (xem trang 243).
Mặt trong của phổi phải nằm cạnh một số cấu trúc quan trọng ở trung thất và nền cổ (Hình 3.45B). Bao gồm:
– Tim
– Tĩnh mạch chủ dưới
– Tĩnh mạch chủ trên
– Tĩnh mạch đơn
– Thực quản
Cung động mạch và tĩnh mạch dưới đòn phải đi qua và liên quan đến thùy trên của phổi phải khi chúng đi qua vòm của màng phổi nền cổ và đi vào ttrong vùng nách.

PHỔI TRÁI
Phổi trái thì nhỏ hơn phổi phải và có hai thùy chia bởi khe chếch (Hình 3.46A). Khe chếch của phổi thì hơi chếch hơn so với phổi trái.
Trong suốt quá trình hô hấp bình thường, vị trí gần đúng của khe chếch có thể xác định bởi một đường cong trên thành ngực mà bắt đầu từ mỏm gai đốt sống ngực III và IV, đi qua khoang gian sườn V bên ngoài và theo đường cong xương sườn VI phía trước (xem trang 241-242).
Giống như với phổi phải, định hướng của khe chếch xác định vị trí nghe phổi cho mỗi thùy.
Mặt lớn nhất của thùy trên liên quan đến phần trên của thành trước ngoài và đỉnh của thùy này lồi vào nền cổ. Mặt sườn của thùy dưới thì liên quan đến thành sau và thành dưới.
Khi nghe phổi từ mỗi thùy, ống nghe nên đặt lên vùng phổi tương ứng trên lồng ngực (xem trang 243).
Phần dưới của mặt trong phổi trái không giống phổi phải, bị tạo khuyết bởi tim nhô vào khoang màng phổi từ trung thất giữa.
Từ bờ trước của phần dưới thùy trên, một phần phổi giống lưỡi nhô ra phủ lồi tim (lưỡi phổi trái).
Mặt trong của phổi trái nằm ngay cạnh một số cấu trúc quan trọng của trung thất và nền cổ (Hình 3.46B). Bao gồm:
– Tim
– Cung động mạch chủ
– Động mạch chủ ngực
– Thực quản
Cung động mạch và tĩnh mạch dưới đòn trái đi trên và liên quan đến thùy trên phổi trái khi chúng đi qua vòm của màng phổi vùng cổ và đi vào nách.

CÂY PHẾ QUẢN
Là một ống đàn hồi mở từ mức đốt sống cổ VI trong vùng cổ dưới đến mức đốt sống ngực IV/V trong trung thất nơi chúng phân đôi thành phế quản chính phải và trái (Hình 3.47). Khí quản được giữ mở nhờ những vòng sụn hình chữ C nằm ngang trong thành phế quản – chỗ hở của chữ C nằm phía sau. Vòng sụ khí quản thấp nhất có dạng hình móc, là cựa (carina), lồi ngược lại vào đường giữa, giữa gốc hai phế quản chính. Thành sau của khí quản chứa chủ yếu cơ trơn.
Mỗi phế quản chính đi vào một phổi và đi qua rốn phổi vào trong phổi. Phế quản chính trái rộng hơn và thẳng hơn khi qua gốc và rốn phổi hơn phế quản chính trái (Hình 3.47A). Vì vậy, khi hít vào dị vật có khuynh hướng kẹt thường phía bên phải hơn bên trái.
Phế quản chính chia ra trong phổi thành phế quản thùy (phế quản cấp 2), mỗi nhánh chi phối đến một thùy. Phía bên phải, phế quản thùy đến thùy trên xuất phát bên trong gốc phổi.
Phế quản thùy phân nhánh hơn nữa thành phế quản phân thùy (phế quản cấp 3 ), chi phối cho phân thùy phế quản-phổi (Hình 3.47B).
Trong mỗi phân thùy phế quản phổi, phế quản phân thùy chia ra nhiều lần và cuối cùng thành tiểu phế quản, sau đó chia nhỏ và cung cấp cho các bề mặt hô hấp. Thành của phế quản được giữ mở nhờ các đĩa sụn nằm dọc không liên tục, nhưng không xuất hiện trong tiểu phế quản.

PHÂN THÙY PHẾ QUẢN PHỔI
Một phần thùy phế quản phổi là một vùng phổi được chi phối bởi một phế quản phân thùy và kèm theo các nhánh động mạch phổi.
Các nhánh của tĩnh mạch phổi có xu hướng đi giữa các phân thùy quanh bờ các phân thùy.
Mỗi phân thùy phế quản phổi hình giống như một hình nón bất thường, với đỉnh là ở gốc phế quản phân thùy và đáy hướng ra ngoại vị trên bề mặt phổi.
Một phân thùy phế quản phổi là một vùng độc lập về mặt chức năng nhỏ nhất của phổi và là vùng nhỏ nhất có thể phân tách và loại bỏ mà không ảnh hưởng đến vùng phổi lân cận.
Có 10 phân thùy phế quản phổi trên mỗi phổi (Hình 3.48); một vài trong số chúng dính trong phổi trái.

ĐỘNG MẠCH PHỔI
Động mạch phổi phải và trái bắt nguồn từ thân động mạch phổi và mang máu nghèo oxy đến phổi từ thất phải của tim (Hình 3.49).
Chỗ phân đôi của thân động mạch phổi xảy ra bên trái đường giữa ngay dưới mức đốt sống ngực IV/V và trước dưới về bên trái chỗ phân đôi khí quản.
ĐỘNG MẠCH PHỔI PHẢI
Động mạch phổi phải dài hơn so với động mạch phổi trái và đi ngang qua trung thất (Hình 3.49). Nó đi qua:
– Phía trước và hơi xuống dưới so với chỗ tách đôi của khí quản và phía trước của phế quản chính phải
– Phía sau so với động mạch chủ lên, tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch phổi trên phải.
Động mạch phổi phải đi vào gốc phổi và cho nhánh lớn đến thùy trên. Còn thân chính tiếp tục qua rốn phổi cho nhánh thứ hai đến thùy trên và sau đó chia ra cấp máu cho thùy giữa và dưới.
ĐỘNG MẠCH PHỔI TRÁI
Động mạch phổi trái ngắn hơn so với động mạch phổi phải và nằm phía trước động mạch chủ lên và sau tĩnh mạch phổi trên (Hình 3.49). Nó đi qua gốc và rốn và chia nhánh trong phổi.
CÁC TĨNH MẠCH PHỔI
Mỗi bên có một tĩnh mạch phổi trên và tĩnh mạch phổi dưới mang máu giàu oxy từ phổi quay trở lại tim (Hình 3.49). Các tĩnh mạch bắt nguồn ở rốn phổi, đi qua gốc phổi và ngay lập tức đổ vào nhĩ trái.
CÁC ĐỘNG MẠCH VÀ TĨNH MẠCH PHẾ QUẢN
Các động mạch và tính mạch phế quản (Hình 3.49) cấu thành nên hệ thống mạch máu dinh dưỡng của mô phổi (thành phế quản và các tuyến, thành mạch máu lớn và màng phổi tạng). Chúng liên kết trong phổi với các nhánh của động mạch và tĩnh mạch phổi.
Các động mạch phế quản bắt nguồn từ động mạch chủ ngực hoặc mộ trong các nhánh của nó.
– Một động mạch phế quản đơn bình thường xuất phát từ động mạch gian sườn thứ 3 (nhưng đôi khi, nguồn gốc từ động mạch phế quản trái trên).
– Hai động mạch phế quản trái xuất phát trực tiếp từ mặt trước của động mạch chủ ngực – động mạch phế quản trái trên xuất phát ở mức đốt sống ngực V và một nhánh dưới xuất phát từ dưới phế quản chính trái.
Động mạch phế quản chạy trên mặt sau của phế quản và phân tán trong phổi để cấp máu cho mô phổi.
Các tĩnh mạch phế quản thoát vào:
– Tĩnh mạch phổi hoặc nhĩ trái
– Tĩnh mạch đơn phía bên phải hoặc vào tĩnh mạch gian sườn trên hoặc tĩnh mạch bán đơn phía bên trái.

CHI PHỐI THẦN KINH
Các cấu trúc của phổi và màng phổi tạng được chi phối bởi nhánh hường tâm và ly tâm của tạng thông qua đám rối phổi trước và đám rối phổi sau (Hình 3.50). Những đám nối này liên kết với nhau và nằm trước và sau chỗ phân đôi của khí quản và phế quản chính. Đám rối trước thì nhỏ hơn nhiều so với đám rối sau.
Các nhánh của những đám rối này về nguồn gốc xuất phát từ thân giao cảm và dây thần kinh lang thang, được phân bố dọc theo các nhánh của đường dẫn khí và mạch máu.
Các sợi li tâm của tạng từ:
– Dây thần kinh lang thanh co tiểu phế quản
– Hệ thống giao cảm làm giãn tiểu phế quản

THOÁT DỊCH BẠCH HUYẾT
Các mạch bạch huyết nông và sâu của phổi đổ vào các hạch bạch huyết gọi là các hạch khí phế quản quanh gốc của phế quản thùy và phế quản chính và dọc theo hai bên của khí quản (Hình 3.51). Giống như một nhóm, những hạch bạch huyết này mở rộng từ trong phổi, qua rốn phổi và gốc phổi đi vào trung thất sau.
Các mạch bạch huyết đi từ những hạch này đi lên trên dọc khí quản rồi hợp nhất với các mạch bạch huyết tương tự từ các hạch cạnh ức và các hạch cánh tay đầu, nằm trước tĩnh mạch cánh tay đầu ở trung thất trên, để hình thành nên thân phế quản trung thất phải và trái. Những thân này thoát trực tiếp vào các tĩnh mạch sâu ở nền cổ hoặc thoát vào thân bạch huyết phải hoặc ống ngực.
