CÁC BẠN TẢI SÁCH SINH LÍ GUYTON NỔI TIẾNG CÙNG CÁC PHẦN DỊCH CỦA MÌNH TẠI ĐÂY NHA: https://tailieuykhoamienphi.com/dien-tam-do-binh-thuong/

– Chuyển đạo II: Để ghi lại chuyển đạo chi II, cực âm của máy ghi điện tim được kết nối với tay phải và cực dương được kết nối với chân trái. Vì thế, khi tay phải âm so với chân trái, thì máy ghi điện tim cho trị số dương.

– Chuyển đạo III: Để ghi lại chuyển đạo III, cực âm của máy ghi điện tim nối với tay trái và cực dương nối với chân trái. Điều này có nghĩa là máy ghi sẽ cho về giá trị dương nếu tay trái âm hơn so với chân trái.

– Tam giác Einthoven: Trong hình 11-6, tam giác, được gọi là tam giác Einthoven, được vẽ quanh khu vực của tim. Tam giác này mô hình cho 2 tay và chân trái tương ứng với các đỉnh của tam giác quanh tim. Hai điểm ở trên biểu thị cho các điểm mà tại đây 2 tay kết nối về mặt điện thế với dịch quanh tim và đỉnh dưới là điểm mà chân trái kết nối với dịch này.

– Quy luật Einthoven: Quy luật Einthoven phát biểu rằng nếu ECGs được ghi lại đồng thời với 3 chuyển đạo chi, thì tổng hợp các giá trị điện thế ghi lại được trong các chuyển đạo I và III sẽ bằng với điện thế trong chuyển đạo II.

Điện thế lead I + Điện thế lead III = Điện thế lead II

Nói cách khác, nếu điện thế của bất cứ 2 chuyển đọa lưỡng cực chi nào trong 3 chuyển đạo lưỡng cực chi, thì điện thế thứ 3 sẽ xác định được bằng cách đơn giản là cộng hợp 2 giá trị đã có. Tuy nhiên, chú ý là các dấu âm và dấu dương của các chuyển đạo khác nhau phải được chú ý trong khi thực hiện sự cộng hợp này.

Ví dụ như trong Hình 11-6, tay phải là -0,2 mV (âm) so với điện thế trung bình trong cơ thể, tay trái là +0,3 mV (dương) và chân trái là +1,0 mV (dương). Quan sát các máy đo trong hình, có thể thấy rằng chuyển đạo I ghi lại một điện thế dương là +0,5 mV bởi vì sự chênh lệch giữa -0,2 mV trên tay phải và +0,3 mV trên tay trái. Tương tự, chuyển đạo III ghi lại một điện thế dương là +0,7 mV và chuyển đạo II ghi lại một điện thế là +1,2 mV bởi vì đây là những chênh lệch điện thế tức thời giữa các cặp chi tương ứng.

Bây giờ hãy chú ý rằng tổng các điện thế trong chuyển đạo I và III bằng với điện thế trong chuyển đạo II; đó là 0,5 cộng với 0,7 bằng 1,2. Về mặt toán học, nguyên lí này được gọi là quy luật Einthoven, đúng với bất cứ lúc nào trong khi ECG của 3 chuyển đạo song cực tiêu chuẩn đang được ghi lại.

– Điện tâm đồ bình thường được ghi lại từ 3 chuyển đạo lưỡng cực chi tiêu chuẩn:

Hình 11-7 cho thấy các ECGs được ghi lại trong các chuyển đạo I, II và III. Rõ ràng rằng là ECGs trong những chuyển đạo này tương tự với nhau bởi vì tất cả chúng đều ghi lại sóng P dương và sóng T dương và phần lớn phức hợp QRS cũng dương trong mỗi ECG.

Phân tích 3 ECG, có thể thấy được với sự đo đạc cẩn thận và tuân thủ theo sự phân cực thích hợp, thì ở bất cứ thời điểm nào, tổng điện thế của chuyển đạo I và III bằng với điện thế trong chuyển đạo II, vì vậy chúng ta có thể thấy được giá trị của quy luật Einthoven.

Bởi vì việc ghi lại điện thế từ tất cả các chuyển đạo song cực chi là tương tự nhau, nên nó sẽ không là vấn đề lớn trong việc liệu chuyển đạo nào được ghi lại khi một bác sĩ muốn chẩn đoán các rối loạn nhịp tim khác nhau, bởi vì chẩn đoán rối loạn nhịp tim phụ thuộc chủ yếu vào thời gian liên quan giữa các sóng khác nhau của chu kì tim. Tuy nhiên, khi một bác sĩ muốn chẩn đoán tổn thương trong cơ tâm nhĩ hoặc cơ tâm thất hoặc trong hệ thống dẫn truyền Purkinje, thì việc liệu chuyển đạo nào được ghi lại sẽ là vấn đề lớn bởi vì các bất thường trong co cơ tim hoặc dẫn truyền xung động của tim thay đổi hình ảnh ECGs đáng kể trong một vài chuyển đạo nhưng có thể không ảnh hưởng đến những chuyển đạo khác. Phần tích điện tâm đồ của 2 tình trạng này – bệnh lí cơ tim và loạn nhịp tim – sẽ được bàn luận riêng trong chương 12 và 13.