
CÁC BẠN TẢI SÁCH SINH LÍ GUYTON NỔI TIẾNG CÙNG CÁC PHẦN DỊCH CỦA MÌNH TẠI ĐÂY NHA: https://tailieuykhoamienphi.com/dien-tam-do-binh-thuong/
Khi xung động đi qua tim, thì dòng điện cũng lan từ tim vào các mô lân cận quanh tim. Một phần nhỏ dòng điện lan đến tận bề mặt mặt cơ thể. Nếu các điện cực được đặt trên da phía đối diện tim, thì điện thế tạo ra bởi dòng điện có thể được ghi lại; sự ghi lại này được gọi là điện tâm đồ (electrocardiogram (ECG)). Một ECG bình thường trong khoảng 2 nhịp đập của tim được thể hiện trên hình 11-1.

ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT ĐIỆN TÂM ĐỒ BÌNH THƯỜNG
ECG bình thường (xem hình 11-1) thì bao gồm 1 sóng P, 1 phức bộ QRS và 1 sóng T. Phức bộ QRS thường thường, nhưng không phải lúc nào cũng thế, có 3 sóng khác nhau: sóng Q, sóng R và sóng S.
Sóng P được hình thành nhờ điện thế được tạo ra khi tâm nhĩ khử cực trước sự co cơ của tâm nhĩ. Phức bộ QRS được hình thành nhờ điện thế tạo ra bởi sự khử cực thất trước co cơ, đó là lúc sóng khử cực lan qua tâm thất. Vì thế cả sóng P và các thành phần của phức bộ QRS đều là các sóng khử cực.
Sóng T được hình thành bởi điện thế tạo ra khi tâm thất hồi phục trở lại từ trạng thái khử cực. Quá trình này bình thường xảy ra trong cơ tâm thất từ 0,25 đến 0,35 giây sau khử cực. Sóng T được biết như là một sóng tái cực.
Vì thế, ECG bao gồm cả các sóng khử cực và tái cực. Nguyên lí của khử cực và tái cực điện bàn luận trong chương 5. Sự phân biệt giữa các sóng khử cực và tái cực thì quan trọng trong điện tâm đồ đến nổi sự làm sáng tỏ hơn là rất cần thiết.
SÓNG KHỬ CỰC VÀ SÓNG TÁI CỰC
Hình 11-2 cho thấy một sợi cơ tim trong 4 giai đoạn của khử cực và tái cực, với màu đỏ đánh dấu khử cực. Trong suốt quá trình khử cực, điện thế âm bình thường bên trong sợi bị đảo ngược và trở nên hơi dương bên trong và âm ở bên ngoài.

Trong hình 11-2A, sự khử cực, thể hiện bởi dấu tích điện dương đỏ bên trong và dấu tích điện âm đỏ bên ngoài đang đi từ trái sang phải. Một nửa đầu tiên của sợi đã bị khử cực. Vì thế, điện cực bên trái ở bên ngoài sợi trong vùng tích điện âm và điện cực bên phải trong vùng tích điện dương, làm cho máy đo ghi lại được điện trị số dương.
Hình 11-2B, sự khử cực lan rộng ra toàn bộ sợi và trị số ghi được trả về 0 ban đầu bởi vì cả 2 điện cực đều nằm trong vùng điện tích âm cân bằng. Sóng đã hoàn thành này hoàn toàn là một sóng khử cực bởi vì nó là kết quả của sự lan truyền quá trình khử cực dọc theo màng sợi cơ.
Hình 11-2C cho thấy một nữa sợi tái cực, với tính dương trở lại bên ngoài màng sợi. Tại điểm này, điện cực bên trái trong vùng tích điện dương và điện cực bên phải trong vùng tích điện âm. Sự phân cực này đối nghịch với sự phân cực ttrong hình 11-2A. Cuối cùng, điện thế ghi được, như trong hình bên phải, trở nên âm.
Trong hình 11-2D, sợi cơ hoàn toàn tái cực và cả 2 điện cực bây giờ đều trong vùng điện tích dương vì thế không có sự khác biệt về mặt điện thế giữa 2 vùng này. Vì vậy, điện thế ghi được ở bên phải một lần nữa trở về 0. Sóng âm hoàn toàn là một sóng khử cực bởi vì nó là kết quả do sự tái cực dọc theo màng sợi cơ.
– Mối liên hệ giữa điện thế hoạt động 1 pha của cơ tâm thất với phức hợp QRS và sóng T trong một điện tâm đồ tiêu chuẩn:
Điện thế hoạt động 1 pha của cơ tâm thất, bàn luận trong chương 10, bình thường kéo dài từ 0,25 đến 0,35 giây. Phần trên cùng của hình 11-3 cho thấy một điện thế hoạt động 1 pha ghi lại từ một vi điện cực được chèn bên trong một sợi cơ tâm thất. Sự đi lên của điện thế hoạt động này được gây ra bởi sự khử cực và sự trở lại điện thế nền được tạo ra bởi sự tái cực.
Nửa dưới của hình 11-3 cho thấy sự ghi lại đồng thời của ECG từ cùng tâm thất. Chú ý rằng phức hợp QRS xuất hiện ở đầu của điện thế hoạt động một pha và sóng T xuất hiện ở cuối. Chú ý đặc biệt rằng sẽ không có điện thế nào được ghi lại trên ECG khi cơ tâm thất đã hoàn toàn phân cực hoặc hoàn toàn khử cực. Chỉ khi cơ phân cực một phần và khử cực một phần thì mới xuất hiên một dòng điện đi từ một vùng của tâm thất đến một vùng khác và vì thế dòng điện cũng đi đến bề mặt cơ thể để tạo nên ECG.
