CÁC BẠN TẢI LINK SÁCH GIẢI PHẪU DÀNH CHO SINH VIÊN NỔI TIẾNG VÀ CÁC PHẦN MÌNH DỊCH Ỏ ĐÂY NHA: https://tailieuykhoamienphi.com/cac-tang-trong-o-bung/

HỖNG TRÀNG
Hỗng tràng và hồi tràng là hai phần cuối cùng của ruột non. Hỗng tràng chiếm khoảng 2/5 đoạn gần, còn hồi tràng chiếm phần còn lại. Nó hầu như nằm trong phần tư trái trên của bụng và có đường kính lớn hơn, thành dày hơn so với hồi tràng. Thêm vào đó, lớp niêm mạc lót trong của hỗng tràng được đặc trưng bởi một lượng lớn các nếp gấp (nếp vòng). Các cung động mạch ở hỗng tràng thì ít nổi trội  như cung động mạch ở hồi tràng và các động mạch thẳng thì dài hơn sao với ở hồi tràng.
Động mạch cung cấp maud cho hỗng tràng bao gồm các động mạch hỗng tràng từ động mạch mạc treo tràng trên.
HỒI TRÀNG
Hồi tràng chiếm 3/5 đoạn ruột non và hầu hết là ở phần tư dưới phải của bụng. So sánh với hỗng tràng, hồi tràng có thành mỏng hơn, các nếp niêm mạc ít và nhỏ hơn, các động mạch thẳng ngắn hơn, nhiều mỡ mạc treo hơn vafnhieeuf cung động mạch hơn.
Hối tràng mở vào trong ruột già, nơi mà manh tràng và kết tràng lên nối với nhau. Hai tấm của mỏm đổ vào ruột già (Nếp gấp hòi manh tràng) bao quanh một lỗ. Hai tấm của nếp gấp này gặp nhau ở phần tận của chúng tạo nên phần đỉnh. Cơ ở hồi tràng tiếp tục đi vào hai tấm này hình thành nên một cơ thắt. Chức năng của nếp gấp hồi manh tràng bao gồm: ngăn cản sự trào ngược từ manh tràng vào trong hồi tràng, và điều chỉnh các khối chất có thể qua hồi tràng đến manh tràng.
Động mạch cung cấp cho hồi tràng bao gồm:
– Đông mạch hồi tràng từ động mạch mạc treo tràng trên
– Một nhánh hồi tràng từ động mạch hồi kết tràng (xuất phát từ động mạch mạc treo tràng trên)

RUỘT GIÀ
Ruột già xuất phát từ tận cùng của hồi tràng đến hậu môn, chiều dài khoảng 1,5 m ở người lớn. Chúng có chức năng hấp thụ nước và muối từ lòng ruột để tạo thành phân, ruột già bao gồm manh tràng, ruột thừa, kết tràng, trực tràng và ống hậu môn.
Bắt đầu từ manh tràng và ruột thừa ở vùng bẹn phải, ruột già tiếp tục đi lên tạo thành kết tràng lên đi qua vùng hông lưng phải và đến hạ sườn phải. Ngay bên dưới gan, nó bẻ góc sang trái tạo nên góc kết tràng trái (góc gan), sau đó đi ngang qua đến hạ sườn trái tạo thành kết tràng ngang. Ở vị trí này, ngay phía dưới lách, ruột già bẻ góc xuống dưới tạo thành góc kết tràng trái (góc lách), rồi sau đó tiếp tục đi xuống qua vùng hông lưng trái đến vùng bẹn phía bên trái. Nó đi vào phần trên của khoang chậu và trở thành kết tràng sigma, tiếp tục đi đến thành sau của khoang chậu và trở thành ống hậu môn.
Các đặc điểm cơ bản của hầu hết ruột già là:
– Có đường kính lớn hơn so với ruột non;
– Các túi phúc mạc mỡ (túi thừa mạc nối) nằm ngay trên ruột già;
– Sự tập hợp các dải cơ dọc trên thành ruột tạo thành 3 dải cơ hẹp, quan sát thấy chủ yếu ở manh tràng và kết tràng, ít thấy trên trực tràng;
– Có hình ảnh túi trên đoạn kết tràng, do các ngấn tạo thành
MANH TRÀNG VÀ RUỘT THỪA
Manh tràng là phần đầu tiên của ruột già. Nó nằm ngay phía dưới lỗ hồi manh tràng và trong hố chậu phải. Nó thường được coi là một cấu trúc trong phúc mạc bởi vì tính di động của nó, mặc dù bình thường nó không được giữ trong khoang phúc mạc bởi một mạc treo nào.
Manh tràng liên tục với kết tràng lên tạo lỗ đổ vào của hồi tràng và thường có tiếp xúc với thành bụng trước. Nó có thể đi qua cả eo trên để vào nằm trong tiểu khung. Ruột thừa dính vào manh tràng ở thành sau trong của nó , ngay dưới lỗ đổ của hồi tràng.
Ruột thừa là một ống hẹp, rỗng và có một đầu tận, nối với manh tràng. Ở đây có sự tập hợp của nhiều mô lymphoowr trên thành ruột thừa và ruột thừa được treo bởi mạc treo ruột thừa, mạc treo ruột thừa có chứa mạch máu của ruột thừa. Vị trí dính của ruột thừa vao manh tràng rất hằng định có thể nhìn thấy dễ dàng từ dải cơ dọc tự do của kết tràng dẫn đến nền ruột thừa, nhưng vị trí của phần còn lại của ruột thừa thì có thể thay đổi. Nó có thể ở:
– Nằm phía sau manh tràng hay phía dưới kết tràng lên hoặc có thể nằm dưới cả hai.
– Nằm qua eo trên đến tiểu khung
– Nằm bên dưới manh tràng
– Phía trước hồi tràng, có thể có tiếp xúc với thành bụng, hoặc phía sau hồi tràng
Vị trí quy chiếu của gốc ruột thừa lên thành bụng là tại vị trí giữa 1/3 ngoài và 1/3 giữa nối từ gai chậu trước trên đến rốn (điểm McBurney). Những người có vấn đề với ruột thừa thường bị đau gần vị trí này.
Động mạch cấp máu cho manh tràng và ruột thừa bao gồm:
– Động mạch manh tràng trước từ động mạch hồi kết tràng (xuất phát từ ĐM mạc treo tràng trên)
– Động mạch manh tràng sau từ động mạch hồi kết tràng ( xuất phát từ ĐM mạc treo tràng trên)
– Động mạch ruột thừa từ động mạch hồi kết tràng (xuất phát từ ĐM mạc treo tràng trên)