
CÁC BẠN TẢI SÁCH GIẢI PHẪU NỔI TIẾNG GRAY DÀNH CHO SINH VIÊN VÀ PHẦN MÌNH DỊCH TẠI ĐÂY NHA : https://tailieuykhoamienphi.com/cac-tang-trong-o-bung/
GAN
Gan là tạng lớn nhất trong cơ thể và nằm chủ yếu ở hạ sườn phải và vùng thượng vị, mở rộng vào vùng hạ sườn trái (hay trong vùng phần tư trên phải, mở rộng vào vùng phần tư trên trái) (Hình 4.101).

Bề mặt gan bào gồm:
– Mặt hoành (diaphragmatic surface) ở các phía trên, trước và dưới
– Mặt tạng ở phía dưới (Hình 4.102)

1) Mặt hoành
Mặt hoành của gan trơn láng và có hình vòm, nằm ngay mặt dưới cơ hoành (Hình 4.103). Liên quan với chúng là các khe dưới hoành và khe gan-thận (Hình 4.102):

– Khe dưới hoành (subphrenic recess) chia mặt hoành của gan khỏi cơ hoành và được chia thành hai vùng trái và phải bởi dây chằng lược (falciform ligament), một cấu trúc có nguồn gốc từ mạc nối bụng trong thời kì phôi thai.
– Khe gan thận là một phần của khoang phúc mạc, nằm phía bên phải giữa gan và thận phải, tuyến thượng thận phải.
Các khe dưới hoành và khe gan thận liên tục nhau ở phía trước.
2) Mặt tạng
Mặt tạng của gan được phủ bởi phúc mạc tạng trừ hố túi mật và cửa gan (porta hepatis) (đường vào gan; hình 4.104) và các cấu trúc liên quan sau (Hình 4.105):


– Thực quản
– Phần bên phải mặt trước dạ dày
– Phần trên của tá tràng
– Mạc nối nhỏ
– Túi mật
– Góc đại tràng phải
– Phần bên phải đại tràng ngang
– Thận phải
– Tuyến thượng thận phải.
Cửa gan đóng vai trò như là một vùng đi vào gan của động mạch gan và tĩnh mạch gan, cũng là vùng đi ra của các ống gan (Hình 4.104).
3) Các dây chằng liên quan
Gan bám được nối vào thành bụng trước nhờ dây chằng lược (falciform ligament) và trừ một vùng nhỏ của gan ngay dưới cơ hoành (vùng trống (bare area)), gan hầu như được bao phủ hoàn toàn bởi phúc mạc tạng (Hình 4.105). Các dây chằng nối gan với dạ dày (dây chằng gan-vị (hepatogastric ligament)), với tá tràng (dây chằng gan tá tràng (hepatoduodenal ligament)), với cơ hoành (dây chằng tam giác phải và trái; dây chằng vành trước và sau (right and left triangular ligament; anterior and posterior coronary ligament)).
Vùng trống của gan là một phần của gan trên bề mặt cơ hoành và không có phúc mạc chen giữa gan và cơ hoành (Hình 4.105):
– Giới hạn trước của vùng trống là vị trí bắt đầu lật lên của phúc mạc khỏi gan lên cơ hoành – dây chằng vành trước (anterior coronary ligament)
– Giới hạn sau của vùng trống là vị trí lật lên của phúc mạc – dây chằng vành sau (posterior coronary ligament)
– Nơi dây chằng vành phải và trái kết hợp lại với nhau hai bên tạo thành dây chằng tam giác phải và trái.
3) Các thùy gan
Gan được chia thành thùy phải và trái bởi dây chằng lược ở phía trước và trên; rãnh dây chằng tĩnh mạch (ligamentum venosum) và dây chằng tròn (ligamentum teres) ở mặt tạng. (Hình 4.104). Thùy phải của gan là thùy lớn nhất, ngược lại thùy trái của gan là thùy nhỏ hơn. Thùy vuông (quadrate lobe) và thùy đuôi (caudate lobe) được mô tả như là xuất phát từ thùy phải về mặt giải phẫu nhưng phân biệt về mạt chức năng.
– Thùy vuông được nhìn thấy ở phía trước mặt tạng của gan và được giới hạn phía bên trái bới rãnh dây chằng tròn và bên phải bởi hố túi mật. Về mặt chức năng, nó liên quan đến thùy trái của gan.
– Thùy đuôi được tìm thấy ở phía sau mặt tạng của gan. Nó được giới hạn phía bên trái bởi rãnh dây chằng tĩnh mạch và bên phải bởi hố tĩnh mạch chủ dưới. Về mặt chức năng, nó riêng biệt với thùy trái và thùy phải của gan.
Động mạch cung cấp máu cho gan bao gồm:
– Động mạch gan phải (right hepatic artery) xuất phát từ động mạch gan riêng (hepatic artery proper) (một nhánh của động mạch gan chung (common hepatic artery) từ thân tạng (celiac trunk))
– Động mạch gan trái xuất phát từ động mạch gan riêng (một nhánh của động mạch gan chung từ động mạch thân tạng).
4) Túi mật
Túi mật (gallbladder) là một túi hình lê nằm ở mặt tạng của thùy phải gan trong một hố giữa thùy phải và thùy vuông của gan (Hình 4.104). Chúng gồm:
– Một đầu tròn (đáy túi mật (fundus)), có thể nhô ra từ bờ dưới của gan:
– Một phần lớn nằm trong hố túi mật (thân túi mật (body)), có thể nằm ngay trên đại tràng ngang và phần trên của tá tràng
– Một phần hẹp (cổ túi mật (neck))
Động mạch cấp máu cho túi mật là động mạch túi mật từ động mạch gan phải (một nhánh động mạch gan riêng) (Hình 4.106)
Túi mật nhận, cô đặc và tích trữ mật từ gan.
